Tin tức » Tin thế giới
Chủ nhật, 19/01/2025, 19:39:53 PM (GMT+7)
Philippines tố tàu Trung Quốc phá 4.000m2 san hô
(21:22:53 PM 04/05/2013)(Tin Môi Trường) - Theo AFP, ngày 4/5, ban quản lý Khu bảo tồn biển Tubbataha của Philippines cho biết tàu cá Trung Quốc mắc cạn tại khu bảo tồn ở Biển Sulu này đã phá hủy gần 4.000 m2 san hô hàng trăm năm tuổi.
>> Lặn biển dọn rác, bảo vệ rạn san hô ở đảo Lý Sơn >> Hoạt động du lịch cộng đồng góp phần bảo vệ san hô Hòn Yến >> Biến đổi khí hậu làm gia tăng hiện tượng mưa lũ cực đoan vào mùa bão >> Bình Định: Điều tra việc nhiều rạn san hô chết hàng loạt ở biển Hòn Sẹo Quy Nhơn >> Những người bảo vệ san hô ở vịnh Quy Nhơn
Ông Angelique Songco, Giám đốc khu bảo tồn được Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới này, nói: "Mức độ thiệt hại mà tàu Trung Quốc gây ra đối với bãi đá ngầm thật đau lòng."
Theo ông Songco, phạm vi thiệt hại lớn hơn nhiều so với khu vực bị ảnh hưởng bởi tàu quét thủy lôi của Hải quân Mỹ USS Guardian bị mắc cạn tại Tubbataha hồi tháng Một.
Theo các chuyên gia, khoảng 3.902m2 san hô đã bị phá hủy, trong đó nhiều rạn san hô có tuổi đời 500 năm.
Tàu cá Trung Quốc, dài 48m và chở 12 ngư dân Trung Quốc, mắc cạn tại Tubbataha, gần đảo Palawan, hôm 8/4. Glenda Simon, quan chức phụ trách thông tin ở khu bảo tồn biển này, cho hay 12 công dân Trung Quốc có thể bị phạt khoảng 95 triệu peso (2,32 triệu USD) vì xâm phạm khu bảo tồn và tàn phá san hô.
Trước đó, chính quyền Philippines đã kết tội những người này đánh bắt hải sản trái phép và họ có thể phải đối mặt với án tù từ 12-20 năm vì tàng trữ têtê chiểu theo luật bảo vệ động vật hoang dã.
(Vietnam+)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.