Tin tức » Tin thế giới
Olympic Sochi: Bên xa hoa, bên khói bụi
(10:25:23 AM 13/02/2014)
Khi nói đến Sochi, chúng ta thường nghĩ ngay đến kỳ Thế vận hội Mùa đông 2014- Thế vận hội đắt giá nhất hành tinh đang diễn ra ở thành phố này. Chúng ta cũng dễ bị choáng ngợp bởi số tiền khổng lồ đầu tư vào đó (50 tỷ USD), giá vé vào cửa “không hề rẻ” (khoảng 500 USD/vé), hay các công trình thế kỷ hoành tráng. Nhưng ít ai biết rằng, chỉ cách thành phố này không xa, có một ngôi làng nhỏ mang lên Akhshtyr đang ở trong cảnh bị cô lập, thiếu nguồn nước sạch, thức ăn, thuốc men và ô nhiễm bụi nặng nề.
Ô nhiễm bụi và thiếu nước sạch
Akhshtyr vốn là một ngôi làng cổ kính, trong lành được bao quanh bởi rừng cây xanh, khe núi và suối cá hồi. Nhưng có lẽ điều đó chỉ còn trong kí ức người dân trong làng từ cách đây nhiều năm.
Akhshtyr bây giờ chỉ còn lại lớp bụi đá vôi dày đặc bao quanh làng vì việc khai thác nguyên liệu nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng các công trình Thế vận hội Mùa đông 2014.
Một người dân trong làng cạnh đống rác và đất đá (Ảnh: AP)
Trong 5 năm qua, xe tải xây dựng chạy ầm ầm ngày đêm trên tuyến đường từ làng Akhshyr đến thành phố Sochi. Mỗi lần xe tải đi qua, người dân địa phương lại phải hứng chịu lớp bụi đá vôi mù mịt mà chiếc xe để lại. Trong báo cáo tháng 12/2013 của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch có viết “Đôi khi, lớp bụi dày đến gần 13 cm phủ kín đường đi và nhà dân”.
Đáng buồn hơn, từ năm 2008, ngôi làng nhỏ này còn bị mất đi nguồn nước sạch. Các bãi chứa khổng lồ nhằm phục vụ việc khai thác mỏ đá đã làm ô nhiễm những giếng nước ngọt của người dân địa phương. Bởi vậy, người dân hiện tại phải sống dựa vào việc vận chuyển nước từ các nhà chức trách.
Chặn tuyến đường giao thông chính vì lý do an ninh
Cách đây vài tuần, chính quyền dựng lên một trạm kiểm soát cấm qua lại trên con đường chính nối các cụm núi từ làng Akhshtyr tới làng Olympic ở Sochi.
Bà Ilya Zamesin, một nông dân 35 tuổi và nhà hoạt động địa phương cho biết: “Họ nói với chúng tôi biện pháp này là cần thiết để ngăn chặn khủng bố dọc theo tuyến đường chính”.
Thế nhưng, việc thắt chặt an ninh này đã cắt đứt luôn tuyến đường giao thông quan trọng của dân làng với bên ngoài, khiến họ gần như bị cô lập, không thể kiếm được các mặt hàng nhu yếu phẩm hàng ngày như thực phẩm, thuốc men, nước.
Người dân làng sống trong cảnh thiếu thốn và gần như bị cô lập (Ảnh: LATimes)
Chỉ có một con đường duy nhất để ra khỏi làng Akhshtyr, nhưng con đường quanh co ấy dài đến hơn 11km và lổn nhổn đầy các mảnh vụn và rác thải xây dựng.
Bà Ilya Zamesin cho biết thêm: “Hầu hết người dân trong làng đều là người cao tuổi, bởi vậy, họ khó có thể đi bộ hơn 11 cây số để ra khỏi làng”.
Cụ bà Lubov Mulyar, 76 tuổi, sống trong một túp lều với chú chó, than vãn: “Cảnh sát không cho tôi đi tới bến xe buýt. Vì vậy, tôi mắc kẹt ở đây, nước và thuốc men của tôi đã hết nhẵn”.
Các nhà chức trách cho biết, họ nhận thức được tình trạng khó khăn của dân làng và hứa sẽ hành động nhanh chóng để giải quyết khiếu nại của họ.
Một nhân viên quan hệ công chúng của thành phố Sochi Tatiana Katanidi nói: “Trong tháng tư, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc họp để thảo luận về tình hình cung cấp nước cho người dân. Chúng tôi cũng sẽ chỉ định một vài chuyên xe buýt để đưa đón người dân Akhshtyr. Tuy nhiên, chúng tôi đang gặp rắc rối với việc xác định các vị trí trong làng. Nhưng chúng tôi đang làm hết sức mình để giúp đỡ người dân”.
Người dân đã quá chán ngán và thất vọng
Anh Nodar Bagrandzh, một lái xe taxi 50 tuổi càu nhàu: “Chúng tôi được thông báo rằng sẽ có rất nhiều khách du lịch đến đây. Thậm chí tôi đã học thêm tiếng Anh để đón tiếp họ. Nhưng rồi, chẳng có ai tới đây cả. Tôi ngồi chơi hàng giờ vì không có việc làm”.
Anh Sergei Shegevsky, 32 tuổi, một nhân viên bảo vệ nói: “Họ hứa với chúng tôi sẽ có một lối ra vào đường chính, nhưng bây giờ họ nói rằng điều đó là không thể. Thật là khó chịu. Chúng tôi đã không cảm thấy bất kỳ lợi ích nào từ Thế vận hội”.
Bà Buchanan, một người dân địa phương khác cho biết: “Khi Thế vận hội được lên kế hoạch, ông Putin đã hứa sẽ không làm ảnh hưởng đến bất cứ ai. Những người dân trong ngôi làng này đã phải sống trong cảnh nghèo khổ trước kỳ Thế vận hội. Thế vận hội càng làm cho cuộc sống của chúng tôi tồi tệ hơn. Chính phủ thực sự coi thường các nhu cầu cơ bản của người dân”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 15/11, Thường vụ Hội BVTN&MT Việt Nam đã họp tại Hà Nội và trực tuyến với các Ủy viên thường vụ trong cả nước, thông qua Báo cáo Tổng kết công tác năm nay và cùng thống nhất triển khai nhiệm vụ năm 2025.
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.