Tin tức » Tin thế giới
Thứ bảy, 18/01/2025, 03:44:39 AM (GMT+7)
Campuchia dừng các kế hoạch thủy điện trên sông Mekong
(22:35:29 PM 18/03/2020)(Tin Môi Trường) - Campuchia sẽ không phát triển các đập thủy điện mới trên sông Mekong trong 10 năm tới và tạo năng lượng từ than, khí đốt tự nhiên cùng năng lượng mặt trời.
>> Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định >> Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa >> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
Reuters dẫn lời một quan chức năng lượng cấp cao Campuchia cho biết như trên hôm 18-3.
Quyết định này có nghĩa là Lào sẽ trở thành quốc gia duy nhất tại lưu vực hạ lưu sông Mekong lên kế hoạch phát triển thủy điện trên sông Mekong. Trong vòng 6 tháng qua, Lào đã xây thêm 2 con đập trên dòng chảy chính của sông Mekong.
Tổng Giám đốc năng lượng Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia, Victor Jona, nói với Reuters rằng Phnom Penh đang theo dõi một nghiên cứu do nhà tư vấn Nhật Bản thực hiện, trong đó khuyến nghị Campuchia tìm kiếm năng lượng ở nơi khác.
"Theo nghiên cứu, chúng tôi cần phát triển than, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), nhập khẩu từ các nước láng giềng và năng lượng mặt trời. Tôi không thể tiết lộ chi tiết kế hoạch tổng thể của chính phủ" – ông Jona cho hay và nói thêm: "Trong kế hoạch 10 năm này, từ năm 2020-2030, chúng tôi không có kế hoạch phát triển đập chính".
Nhiều ngư trường và đất nông nghiệp được hưởng lợi từ con sông này. Nó chảy từ Trung Quốc, qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ảnh: Khmer Times
Các nhà hoạt động môi trường trước đó cảnh báo các con đập sẽ gây hại cho nghề cá và canh tác dọc hạ lưu sông Mekong dài 2.390 km. Nhiều ngư trường và đất nông nghiệp được hưởng lợi từ con sông này. Nó chảy từ Trung Quốc, qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Tuy nhiên, tình trạng hạn hán kỷ lục và lượng cá đánh bắt thấp năm vừa qua cũng bị đổ lỗi cho biến đổi khí hậu và đánh bắt quá mức.
Campuchia từng công bố kế hoạch xây 2 con đập tại Sambor và Stung Treng nhưng cả 2 dự án đều đang bị trì hoãn. Bên kia biên giới, nguồn điện từ nhà máy thủy điện Don Sahong của Lào bắt đầu cung cấp năng lượng cho Campuchia vào tháng 1 dựa trên thỏa thuận 30 năm giữa 2 bên.
Hồi năm ngoái, Campuchia bị mất điện tồi tệ nhất trong nhiều năm do nhu cầu sử dụng tăng đột biến, một phần do sự bùng nổ xây dựng đi kèm với đầu tư của Trung Quốc và mực nước tại các đập thủy điện thấp. Thủy điện cung cấp khoảng 48% sản lượng điện tại Campuchia, theo Công ty điện lực Electricite du Cambodge.
Với nhu cầu tăng nhanh, Campuchia đã nhập khẩu khoảng 25% lượng điện vào năm ngoái, phần lớn từ Việt Nam và Thái Lan.
(Theo Reuters)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.