Tin tức » Tin thế giới
Chủ nhật, 19/01/2025, 22:00:41 PM (GMT+7)
Cải cách pháp lý và thể chế đã tạo điều kiện phát triển kinh tế cho phụ nữ
(22:22:03 PM 27/09/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Phụ nữ vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản pháp lý và thể chế khi họ muốn tham gia một cách đầy đủ vào nền kinh tế, Ngân hàng Thế giới và IFC vừa đưa ra nhận định trong Báo cáo Phụ nữ, Kinh doanh và Luật pháp 2012:Xóa bỏ các rào cản để hội nhập kinh tế tại Washington ngày 26/09/2011
>> Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước >> Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt >> Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh >> Bình Định phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế biển >> Phát triển kinh tế biển trong Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Phụ nữ vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản pháp lý và thể chế khi họ muốn tham gia một cách đầy đủ vào nền kinh tế, Ngân hàng Thế giới và IFC vừa đưa ra nhận định trong Báo cáo Phụ nữ, Kinh doanh và Luật pháp 2012:Xóa bỏ các rào cản để hội nhập kinh tế.
Theo báo cáo này, trong khi 36 nền kinh tế trên thế giới đã giảm sự khác biệt pháp lý giữa nam và nữ, 103 trong tổng số 141 nền kinh tế được nghiên cứu vẫn còn áp đặt sự khác biệt pháp lý dựa vào giới trong ít nhất một chỉ số quan trọng của báo cáo. Báo cáo cũng chỉ ra 41 cải cách pháp luật và quy định ban hành trong khoảng thời gian từ tháng 6/2009 đến tháng 3/2011đã giúp tăng cường các cơ hội kinh tế cho phụ nữ.
Trên phạm vi toàn cầu, phụ nữ chiếm 49,6% dân số nhưng chỉ chiếm 40,8% lực lượng lao động trong khu vực kinh tế chính thức. Sự khác biệt pháp lý dựa vào giới có thể lý giải khoảng cách này. Theo báo cáo, nhìn chung, những nền kinh tế có sự khác biệt pháp lý lớn hơn giữa nam giới và nữ giới sẽ có ít phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động chính thức hơn.
“Năng lực cạnh tranh và năng suất gắn liền với việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực, bao gồm cả nguồn nhân lực", ông Augusto Lopez-Claros, Giám đốc Bộ phận Các Chỉ số Toàn cầu và Phân tích của Nhóm Ngân hàng Thế giới bình luận. "Nền kinh tế bị ảnh hưởng khi một nửa dân số thế giới không có cơ hội tham gia đầy đủ vào các hoạt động kinh tế. Hoàn toàn không ngạc nhiên khi các nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới là những nơi mà khoảng cách về cơ hội giữa phụ nữ và nam giới hẹp nhất.”
Báo cáo nghiên cứu các chỉ số như khả năng của một người phụ nữ trong việcký kết hợp đồng, đi du lịch ở nước ngoài, quản lý tài sản, và quan hệ với cơ quan công quyền và khu vực tư nhân. Trong tất cả các nền kinh tế được nghiên cứu, phụ nữ đã kết hôn phải đối mặt với nhiều sự khác biệt pháp lý hơn so với phụ nữ chưa kết hôn. Trong 23 nền kinh tế, về mặt pháp lý, phụ nữ có chồng không thể tự lựa chọn nơi sinh sống, và trong 29 nền kinh tế, họ không được pháp luật công nhận là người đứng đầu trong gia đình.
Mỗi một khu vực lại có các nền kinh tế với các quy định bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới ở các mức độ khác nhau. Nhìn chung, nền kinh tế phát triển có sự khác biệt ít hơn so với nền kinh tế có mức thu nhập trung bình và thấp. Trung Đông và Bắc Phi có sự khác biệt pháp lý giữa nam giới và nữ giới lớn nhất, theo sau là Nam Á và châu Phi. Ở châu Phi, Kenya là một ngoại lệ đặc biệt khi dẫn đầu thế giới trong công cuộc cải cách chống lại bất bình đẳng giới trong hai năm qua. Ở cấp độ khu vực, những cải cách đáng chú ý nhất về bình đẳng giới diễn ra ở châu Mỹ La tinh và vùng Caribê, Châu Âu và Trung Á.
Hồ điệp
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.