Tin tức » Tin thế giới
Bị dân phản đối, Brazil dừng công trình thủy điện
(16:11:20 PM 13/11/2012)
![]() |
Người dân phản đối đập thủy điện Belo Monte ngay trước nơi tổ chức cuộc họp Quốc hội Brazil ở thủ đô Brasilia hồi tháng 2-2012 - Ảnh: Getty Images. |
Người phát ngôn Công ty Consorcio, công ty xây dựng đập thủy điện Belo Monte, cho biết hôm 10-11, một nhóm gồm 30 người biểu tình đã phóng hỏa vào các nhà tiền chế tại công trình Pimental của đập Belo Monte. Sau đó một ngày, một nhóm khác lại phóng hỏa vào hai công trình xây dựng khác là Canais và Diques.
Trước đó, nhiều người dân đã kịch liệt phản đối kế hoạch xây dựng đập Belo Monte. Họ cho rằng việc xây dựng đập thủy điện bắc qua sông Xingu, một nhánh của sông Amazone, sẽ đe dọa cuộc sống của họ. Theo các nhà bảo vệ môi trường, việc xây dựng đập sẽ dẫn đến nạn phá rừng, hiệu ứng nhà kính và gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng.
Ngoài những lo ngại về môi trường, việc lương bổng của các công nhân cũng khiến công trình xây dựng này bị phản đối kịch liệt. “Công ty Consorcio chỉ đồng ý tăng 7% lương cho công nhân trong khi tỉ lệ lạm phát lại lên tới 30%” - Xingu Vivo, một thành viên thuộc nhóm biểu tình phi chính phủ, cho biết.
Theo Chính phủ Brazil, đập thủy điện Belo Monte sau khi hoàn thành sẽ gây ngập lụt cho một khu vực rộng hơn 500km2 quanh sông Xingu và khiến 16.000 người mất nhà cửa. Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ cho biết số lượng người dân bị mất nhà cửa lên đến 40.000 người.
Chính phủ Brazil kỳ vọng đập thủy điện Belo Monte với công suất 11.000 megawatt sẽ trở thành đập thủy điện lớn thứ ba thế giới chỉ xếp sau đập Tam Hiệp của Trung Quốc và đập Itaipu ở miền nam Brazil.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Bốn cây Du sam núi đất hơn 250 năm có chu vi thân hơn 3 mét ở tổ dân phố số 1 của thị trấn và xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu- Yên Bái) vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tối 14/2, mở màn Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông năm 2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)