Tin tức » Tin thế giới
Chủ nhật, 19/01/2025, 06:39:29 AM (GMT+7)
47 người chết trong vụ rơi máy bay ở Đài Loan
(07:41:04 AM 24/07/2014)(Tin Môi Trường) - 11 người bị thương trên tổng số 58 hành khách và phi hành đoàn được đưa vào bệnh viện cấp cứu, sau khi chiếc máy bay của hãng hàng không TransAsia gặp nạn ở sân bay Bành Hồ, Đài Loan.
>> Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan >> Các giải pháp thuận thiên có thể giúp giảm tới 26% cường độ thảm hoạ khí hậu và thời tiết >> Thấy gì sau 6 năm Formosa Hà Tĩnh gây ra thảm họa môi trường? >> Mỹ chỉ trích Trung Quốc gây ra thảm họa ở sông Mekong >> Cự đà xanh tràn ngập, chính quyền Đài Loan ”cầu cứu” người dân bắt giúp
Xinhua đưa tin, chiếc máy bay của Đài Loan phải hạ cánh khẩn cấp tại vùng đang chịu ảnh hưởng của cơn bão Matmo. Chiếc máy bay cất cánh từ Cao Hùng lúc 17h43 (16h43 giờ Hà Nội) và mất liên lạc với đài kiểm soát lúc 19h06.
Máy bay ATR72 mang số hiệu GE222 được cho là đang cố gắng hạ cánh khẩn cấp lần thứ hai xuống hòn đảo nhỏ ở vùng Bành Hồ của Đài Loan thì rơi từ độ cao khoảng 28 m xuống một tòa nhà, khiến tòa nhà này sập đổ.
Truyền thông Đài Loan đưa tin hơn 40 thiệt mạng hoặc bị thương trong khi hãng thông tấn AP dẫn lời quan chức địa phương thông báo 51 người chết và 7 người bị thương.
"Quang cảnh ở đó rất hỗn loạn", Jean Shen, Giám đốc cơ quan Hàng không dân dụng Đài Loan, nói với Reuters. "Lính cứu hỏa đã tới hiện trường và dập tắt ngọn lửa. Chúng tôi sẽ sớm công bố con số thiệt hại".
"Tai nạn xảy ra trong điều kiện thời tiết giông bão", Hsi Wen-guang, người phát ngôn của cơ quan cứu hỏa Bành Hồ cho hay. "Chúng tôi đã đưa 11 người bị thương đến bệnh viện. Một số căn hộ bỏ không ở gần đường băng bị bắt lửa sau vụ việc nhưng không có ai bên trong và đám cháy nhanh chóng được dập tắt".
Khoảng 100 nhân viên cứu hỏa, 152 binh sĩ và 255 cảnh sát được cử đến hiện trường, ông nói thêm.
Người nhà nạn nhân đau khổ khi biết hung tin tại sân bay Cao Hùng.
Một quan chức của Cơ quan quản lý Hàng không Dân dụng Đài Loan cho hay, kiểm soát không lưu báo cáo rằng điều kiện thời tiết lúc đó không vượt quá giới hạn cho phép hạ cánh theo quy định quốc tế.
CCTV đưa tin, chiếc máy bay được lên kế hoạch rời Cao Hùng lúc 16h để đến sân bay Mã Công sau hơn 30 phút, nhưng bị hoãn lại 2 tiếng vì thời tiết xấu. Khi máy bay đến không phận Bành Hồ, phi công được yêu cầu chờ đến sau 19h để hạ cánh. Một lần đề xuất không được, phi công tiếp tục đề nghị được hạ cánh lần thứ hai và ngay sau đó bị mất liên lạc với trạm chỉ huy.
Mạng truyền hình địa phương phát đi hình ảnh Chủ tịch hãng TransAsia Chooi Yee-choong cúi đầu để xin lỗi. "Chúng tôi xin gửi lời xin lỗi sâu sắc nhất tới những nạn nhân của sự việc không may này".
AP cho hay, chiếc máy bay chở theo 54 hành khách cùng 4 thành viên phi hành đoàn. Hình ảnh chụp được từ sân bay cho thấy các nhân viên cứu hỏa dùng đèn pin lần tìm trong bóng tối để đến khu vực máy bay gặp nạn.
Chiếc máy bay gặp nạn là loại ATR 72 với 70 chỗ ngồi. "11 người bị thương đã được đưa đến bệnh viện", giới chức Đài Loan cho biết.
Vị trí hòn đảo Bành Hồ (điểm A) trên eo biển Đài Loan, nằm giữa đảo Đài Loan và Trung Quốc Đại lục. Đồ họa: Google Maps
Bão Matmo đổ bộ vào Đài Loan hôm qua mang theo mưa lớn và gió mạnh. Các trường học và thị trường chứng khoán Đài Loan phải đóng cửa.
TransAsia Airways là hãng hàng không của Đài Loan với đội bay gồm 23 chiếc máy bay Airbus, chủ yếu bay các chặng trong Đài Loan, nhưng cũng có một số chuyến bay đến Nhật Bản, Thái Lan và Campuchia. Hãng từng xảy ra 8 vụ tai nạn từ năm 2002, trong đó 6 vụ liên quan đến máy bay ATR 72.
Đây là vụ tai nạn hàng không thảm khốc thứ ba kể từ đầu năm 2014. Cách đây chưa đầy một tuần, chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines trên hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) đi Kuala Lumpur bị cho là trúng tên lửa, đã rơi ở miền đông Ukraine khiến 298 người thiệt mạng.
Trước đó, chuyến bay MH370 cũng của Malaysia Airlines chở 239 người mất tích khỏi màn hình radar hôm 8/3, khi đang trên biển Đông. Chiến dịch tìm kiếm lớn nhất lịch sử hàng không diễn ra gần nửa năm qua chưa tìm được lời giải cho sự mất tích bí ẩn của chiếc máy bay này.
Một chiếc máy bay của TransAsia Airways. Ảnh: Wikipedia
Vũ Hà
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.