Tin tức » Tin thế giới
Thứ bảy, 18/01/2025, 03:44:45 AM (GMT+7)
Mỹ chỉ trích Trung Quốc gây ra thảm họa ở sông Mekong
(12:46:23 PM 17/10/2020)(Tin Môi Trường) - Quan chức Mỹ chỉ trích sự thiếu minh bạch và hoạt động từ các con đập ở thượng nguồn của Trung Quốc đang gây ra những hệ quả nghiêm trọng tại khu vực hạ lưu sông Mekong.
>> Cây Đa phường Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar xác minh nguồn gốc xá lợi tóc Phật >> Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào? >> Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc >> Hoa Hậu Đỗ Hà cùng Model Kid Lisa Huyền My lan tỏa thông điệp môi trường
Phát biểu tại Hội nghị Quản trị nguồn nước xuyên biên giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á David Stilwell đã lên án hoạt động của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong, cho rằng đây là nguyên nhân gây ra các thảm họa tự nhiên như hạn hán, lũ lụt ở hạ nguồn.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell. Ảnh: Brookings.Buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm
Trợ lý Ngoại trưởng Stilwell cho biết các cộng đồng dân cư và hệ sinh thái có nguồn sống dựa vào dòng lũ tự nhiên của sông Mekong đang hứng chịu hạn hán kỷ lục, ảnh hưởng tới cuộc sống của 60 triệu dân.
Những hậu quả nghiêm trọng về an ninh lương thực, phát triển kinh tế, chủ quyền quốc gia cũng xuất hiện dọc khu vực Mekong, đặc biệt ở khu vực hạ nguồn.
Ông Stilwell tuyên bố ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các vấn đề ở hạ nguồn sông Mekong đang trở nên ngày một trầm trọng bởi việc xây dựng và vận hành những con đập thượng nguồn ở Trung Quốc.
"Trung Quốc đơn phương thao túng con sông mà các nước sử dụng chung làm gián đoạn dòng nước lũ tự nhiên, vốn đóng vai trò quan trọng trong phục hồi hoạt động đánh cá và nền nông nghiệp, cũng như các tầng nước ngọt trên lưu vực sông Mekong", ông Stilwell nói.
Bắc Kinh từng lập luận hoạt động của các con đập mang lại lợi ích cho các nước hạ lưu, bằng cách tăng lượng xả nước vào mùa khô.
Tuy nhiên, quan chức Mỹ cho rằng đây là lời ngụy biện, bởi việc xả nước vào mùa khô chỉ nhằm tối đa hóa lợi nhuận của các nhà sản xuất điện Trung Quốc.
Ông Stilwell cho rằng Trung Quốc có trách nhiệm trong nhiều thách thức về nguồn nước mà các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong đang đối mặt, trong đó lớn nhất là thiếu minh bạch trong quản lý các con đập và sử dụng nguồn nước.
"Bắc Kinh không chia sẻ thông tin cần thiết về việc vận hành các con đập hay tình trạng nước ở thượng lưu. Các con đập của Trung Quốc cũng xả nước không thông báo, phá hoại mùa màng ở khu vực hạ lưu khi nước dâng đột ngột", quan chức Mỹ chỉ trích.
Việc Trung Quốc thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin từ lâu khiến chính phủ các nước Mekong gặp khó khăn trong chuẩn bị và giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt và hạn hán gây ra.
Mới đây, Trung Quốc thừa nhận vai trò của nước này trong thao túng dòng chảy nguồn nước tự nhiên, và đưa ra cam kết chia sẻ nhiều hơn dữ liệu về nguồn nước.
Tuy nhiên, Trợ lý Ngoại trưởng Stilwell bày tỏ nghi ngờ về cam kết của Bắc Kinh và so sánh với diễn biến trên thực tế tại Biển Đông.
"Chúng tôi khuyến khích các nước Mekong buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm chia sẻ trong cả năm dữ liệu thời gian thực về dòng chảy nguồn nước và hoạt động của các con đập. Chúng tôi hối thúc Bắc Kinh phối hợp chặt chẽ với Ủy hội sông Mekong, sử dụng các giao thức và công cụ đã có", ông Stilwell nói.
Cam kết hỗ trợ khu vực
Trợ lý Ngoại trưởng Stilwell cho biết Mỹ ủng hộ các tổ chức khu vực, cũng như nỗ lực của các nước đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, EU, trong hỗ trợ phát triển bền vững tại khu vực sông Mekong.
"Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực của ASEAN, dẫn đầu bởi Việt Nam với tư cách chủ tịch năm nay, nêu lên vấn đề Mekong. Khu vực Mekong là vấn đề trung tâm của ASEAN, tương tự Biển Đông. Chúng tôi khuyến khích các nước ASEAN coi các vấn đề ở khu vực Mekong cũng quan trọng với hợp tác và gắn kết khu vực tương tự như vấn đề biển", ông Stilwell nói.
Ông Stilwell cho biết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ hoạt động của Ủy hội sông Mekong, trên cơ sở các nguyên tắc minh bạch, toàn diện, quản trị tốt, tôn trọng quyền tự chủ của các nước và luật pháp quốc tế, vì lợi ích chung.
Khu vực dân cư ở Nakhon Phanom, Lào, bị xóa sổ trong trận lụt năm 2019. Ảnh: Bangkok Post.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục công việc theo Sáng kiến dữ liệu nước Mekong nhằm tăng cường chia sẻ dữ liệu nguồn nước. Các hoạt động trao đổi chuyên gia và thực tiễn tốt sẽ tiếp tục, như giữa khu vực Mekong với Ủy ban sông Mississippi và Công binh Lục quân Mỹ, nhằm cải thiện an toàn trong xây dựng và bảo trì các con đập ở khu vực", ông Stilwell cho biết.
Đại diện bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết sẽ tiếp tục duy trì quan hệ đối tác giữa bộ Năng lượng Mỹ và Ủy hội sông Mekong trong quản trị nguồn nước và các vấn đề thủy điện.
Trong phát triển nguồn nhân lực, ông Stilwell cho biết sẽ tập trung đào tạo và phát triển kỹ năng cho người dân các nước khu vực Mekong, thông qua Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á tại Đại học Fulbright Việt Nam, vừa được công bố hồi tháng 9.
Nhiều diễn đàn và chương trình tương tự cũng sẽ được Mỹ triển khai thông qua Chương trình Các nhà khoa học trẻ, Trợ lý Ngoại trưởng Stilwell cho biết.
"Hãy để tôi kết thúc với tuyên bố Mỹ cam kết hỗ trợ các nước khu vực Mekong, nhằm bảo đảm con sông khỏe mạnh và sôi động, phát triển bền vững qua nhiều thế hệ kế tiếp trong tương lai", ông Stilwell nói.
Duy Anh (T/c Tri thức trực tuyến)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.