Tin tức » Tin thế giới
Philippines: Siêu bão Utor tấn công, 42 người mất tích 
(13:44:36 PM 12/08/2013)
Với sức gió lên tới 210 km/h, Utor là cơn bão mạnh nhất đổ bộ Philippines kể từ đầu năm. Sau khi tràn vào Philippines, siêu bão đang di chuyển theo hướng vào biển Đông và dự báo sẽ đổ bộ vào tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc ngày 14-8. Đài quan sát Hồng Kông cho biết có thể xem xét về việc nâng mức cảnh báo bão lên cấp 1 trong ngày hôm nay.

Philippines phải đối phó với khoảng 20 cơn bão mỗi năm, trong đó nhiều trận bão gây thiệt hại lớn về người. Ảnh: REUTERS
Theo cơ quan đối phó thảm họa quốc gia Philippines, tất cả các trường hợp mất tích đều là ngư dân ra khơi ở bờ Đông của đảo Luzon, nơi nằm trên hướng di chuyển của bão Utor. Các nhà chức trách hy vọng những ngư dân tìm được nơi trú ẩn trong vịnh nhỏ và các đảo gần đó.
Siêu bão gây ra lở đất tại khu vực đồi núi ở phía bắc đảo Luzon lúc 3 giờ ngày 12-8 (giờ địa phương). Vào khoảng 8 giờ 30 phút, bão Utor quét qua tỉnh Nueva Vizcaya và được dự báo sẽ tiếp tục tấn công vào các khu vực phía Bắc trong ngày hôm nay trước khi di chuyển vào biển Đông vào ngày mai (13-8).
Những trận mưa nặng hạt cũng đổ xuống thủ đô Manila, nơi cách tâm bão khoảng 250 km về phía Nam, song không gây lụt lội. Với lượng mưa được dự đoán sẽ tăng lên, nhiều trường học tại Manila đã đóng cửa vào hôm nay. Theo các đài phát thanh địa phương, gió mạnh thổi bay những nóc nhà và mái che của một sân bóng rổ tại thị trấn Dinalungan.
Một công nhân Philippines dẹp poster quảng cáo khi cơn bão Utor tấn công Philippines vào ngày 11-8. Ảnh: AP

Hơn 8.000 hành khách bị mắc kẹt khi các chuyến phà và chuyến bay bị hủy. Ảnh: AP

Khoảng 1.000 cư dân tại khu vực Bicol đã qua đêm trong các lều trại trong khi toàn tỉnh Aurora lâm vào cảnh mất điện. Ảnh: AP
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Bốn cây Du sam núi đất hơn 250 năm có chu vi thân hơn 3 mét ở tổ dân phố số 1 của thị trấn và xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu- Yên Bái) vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tối 14/2, mở màn Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông năm 2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)