Tin tức » Tin thế giới
Hong Kong bảo sữa thiếu i-ốt, Nhật nói không bán
(14:40:43 PM 10/08/2012)>> Thu hồi sữa trẻ em Wakodo và Morinaga
Giới chức Cơ quan vệ sinh môi trường và thực phẩm Hong Kong (FEHD) còn khuyến cáo cha mẹ các em đã từng sử dụng hai loại sữa bột trên đưa con đến các trung tâm y tế để xét nghiệm máu. FEHD huy động 10 trung tâm y tế hỗ trợ xét nghiệm, yêu cầu thu hồi các sản phẩm sữa mang hai nhãn hiệu trên sau đợt kiểm tra ngẫu nhiên 14 nhãn hiệu sữa bột trẻ em.
Nhật Bản không cho phép các nhà sản xuất bổ sung thêm i-ốt vào sữa bột? (AP)
Ước tính, khoảng 2.000 trẻ em ở đặc khu này đã dùng sữa Wakodo và Morinaga trong một thời gian dài. Thiếu hụt i-ốt có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và có nguy cơ tác động xấu tới sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Hong Kong sẽ tiếp tục kiểm tra các nhãn hiệu sữa bột khác trên thị trường. Sản phẩm sữa của Nhật Bản hiện chỉ chiếm 3% tổng số các nhãn sữa bán tại đây. Cùng ngày, hãng Wakodo và Morinaga cho biết, các sản phẩm sữa bột trên không được sản xuất để bán cho thị trường Hong Kong khi có các yêu cầu về hàm lượng i-ốt khác với Nhật Bản. "Chúng tôi cho rằng các nhà nhập khẩu địa phương đã buôn bán hai nhãn sữa trên tại Hong Kong", người phát ngôn của Morinaga bà Natsumi Takahashi nói, "khi chúng tôi xuất khẩu các sản phẩm của mình, chúng tôi sẽ bổ sung cho phù hợp với tiêu chuẩn tại nước tiêu thụ". Cũng theo bà Takahashi, Nhật Bản không cho phép các nhà sản xuất bổ sung thêm i-ốt vào sữa bột khi có thể đã có i-ốt từ các thành phần khác. Trong khi đó, đại diện hãng Wakodo cho biết, "không có nhận xét nào" về việc sản phẩm của hãng này được bán tại Hong Kong. "Hiện Wakodo không xuất khẩu nhãn sản phẩm này sang Hong Kong", ông Kenta Mitsuhashi, phát ngôn của Tập đoàn Asahi Group Holdings sở hữu Wakodo nhắc lại, "Nhật Bản không cho phép bổ sung i-ốt và sữa bột".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.