Tin môi trường và bạn đọc
“Tỏi cô đơn” trên đảo Lý Sơn
(18:38:55 PM 16/07/2011)
Ảnh minh họa |
Với người dân đảo Lý Sơn, cây tỏi cô đơn như người bạn hiền hòa, son sắt và cũng là cứu tinh trong những năm mất mùa, đói kém. Họ hồ hởi giới thiệu loại tỏi này cho khách đến thăm đảo không phải vì mong bán được nhiều mà vì muốn gửi đến khách một nét văn hóa trên huyện đảo không phải nơi nào cũng có.
Mới đây, trong hành trình về với hòn đảo cách đất liền (cảng Sa Kỳ) hơn một giờ tàu cao tốc, tôi có dịp ghé vào nhà chị Võ Thị Nghĩa ở thôn Đông, xã An Hải khi gia đình chị đang tiến hành sơ chế tỏi cô đơn trước khi vào bao đem bán. Nói chuyện với chị, tôi hiểu thêm được vài điều lạ về cây tỏi trên đảo.
Tỏi cô đơn còn được dân đảo Lý Sơn và du khách gọi là “tỏi một” hay “tỏi mồ côi”. Từ một tép tỏi giống, sau hơn bốn tháng trồng bình thường cây tỏi trưởng thành sẽ cho thu hoạch một củ với nhiều tép, nhưng trồng một tép tỏi cô đơn giống, khi thu hoạch củ tỏi vẫn chỉ có... một tép, có điều to hơn tép tỏi giống.
Chị Nghĩa cho biết: “Tỏi cô đơn chỉ có vào những năm mất mùa, khi thu hoạch chỉ được những đám tỏi còi cọc. Năng suất chỉ bằng 1/8 đến 1/9 sản lượng của tỏi bình thường. Chính vì vậy giá của nó rất cao. Giá tỏi thành phẩm bình thường đã đóng gói ở Lý Sơn hiện nay là 80.000 đồng/kg, trong khi giá tỏi cô đơn lên đến 400.000 đồng/kg”.
Âu cũng là luật bù trừ của tự nhiên. Trời cho loại tỏi này không phát triển nhưng lại phú cho nó nhiều đặc điểm mà tỏi bình thường không thể nào có được. Theo người dân địa phương, ai bị bệnh tim mỗi ngày ăn ba củ tỏi cô đơn và ăn thường xuyên bệnh tình sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, vị tỏi cô đơn còn thơm ngon, mặn mòi hơn nhiều so với tỏi bình thường.
Đời sống của nhiều người dân đảo được nâng cao, con cái được học hành có phần rất đáng kể ở tỏi cô đơn. Mùa màng có khi thất bát, tỏi cô đơn giúp cho người dân thoát cảnh đói ăn, thiếu mặc. Cũng có người tìm cách thúc ép trái tự nhiên để mong thu hoạch được nhiều tỏi cô đơn nhưng không thành công. Người già trên đảo thường bảo rằng cây tỏi cũng có hồn, có tình. Chỉ nó tự nguyện thành tỏi cô đơn mà thôi, ai cố ép sẽ không nhận được gì cả.
Du khách đến đảo Lý Sơn, hành trang trở lại đất liền của không ít người bao giờ cũng có tỏi cô đơn để làm quà, cho nhiều người được thấy, được hiểu thêm và được nhấm nháp hương vị đặc biệt của huyện đảo. Cùng những người dân Lý Sơn bao đời nay gìn giữ phần biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, những cây tỏi cô đơn vẫn sinh sôi dù phải đối mặt với nắng gió, thiên tai. Tôi rời Lý Sơn với ý nghĩ ấy.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Điểm đến lý tưởng của mùa Valentine
- Biện pháp hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cá nhân
- Cảnh báo người dân nguy cơ ngộ độc các loại nấm
- Cà Mau triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
- Sao chổi sáng hơn trăng
- Ngắm "kỳ hoa dị thảo" chỉ có ở Huế
- Ngắm nhật thực từ sao Hỏa
- Con chó sống bên mộ chủ suốt 6 năm
- Trùng tu di tích - Thừa tiền nhưng thiếu hiểu biết
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.