Thứ bảy, 23/11/2024, 10:21:52 AM (GMT+7)

Ngổn ngang làng cổ Cự Đà

(22:00:39 PM 01/07/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Một làng cổ nằm ven sông Nhuệ, từng nức danh với tương nếp, miến dong hơn 200 năm trước. Một làng cổ xinh đẹp, duyên dáng đi vào trong tác phẩm của các nhiếp ảnh gia với những phên tre phơi miến vàng óng.

 

Làng cổ Cự Đà, làng nghề truyền thống, được công nhận di tích quốc gia hiện giờ không còn là một Cự Đà của bao năm về trước. Việc đền bù ruộng đất khiến Cự Đà thoắt biến thành một phố mới trong làng.

 

Một[-]góc[-]Cự[-]Đà.
Một góc Cự Đà.

 

Xưa…

 

Làng Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội hơn 20km về phía Nam. Tên Cự Đà là tên một trong ba thôn bao gồm Khúc Thủy, Khe Tang, Cự Đà. Bên cạnh Đường Lâm, thì Cự Đà là một làng cổ thu hút rất đông khách du lịch về thăm quan, khám phá nét xưa của đồng bằng Bắc Bộ. Không chỉ độc đáo với nhiều ngôi nhà cổ với kiến trúc độc đáo niên đại gần 200 năm, làng Cự Đà còn nức tiếng với hai nghề truyền thống: nghề làm tương nếp và làm miến dong.

 

Những ngày nắng, nghe dân làng kể, miến phơi vàng óng cả sân bãi, ngõ làng. Miến Cự Đà hấp dẫn người mua không chỉ ở vị ngon riêng, mà còn hớp hồn người ta ở cái nhìn đầu tiên. Miến dong, làm từ củ dong riềng nhưng không trắng, không xám mà vàng óng ả, vàng như lụa. Ngày nắng, cả làng tráng miến, phơi miến. Trên nóc nhà, dọc đường làng, ngoài sân bãi. Đứng từ trên cao mà nhìn xuống, ngỡ nhầm Cự Đà với bức tranh xinh đẹp có gam màu vàng ấn tượng.

 

…Còn nay…

 

Đi lòng vòng một hồi, hỏi thăm mấy người, tôi mới đến làng Cự Đà. Cứ đinh ninh sẽ nhìn thấy làng nào phơi đầy miến ngoài ngõ, ấy là Cự Đà. Nhưng đến nơi mới thấy, cả làng chỉ còn mấy nhà làm miến. Gặp ngày âm u, chỉ có 2 nhà phơi ít phên miến ra ngoài ngõ. Nhà làm tương lại càng ít, một bà trong làng chỉ cho tôi, “Còn hai nhà làm tương thôi, nhưng hôm nay chắc nghỉ” (!?)

 

Còn[-]lại[-]vài[-]nhà[-]làm[-]miến,[-]phơi[-]miến
Còn lại vài nhà làm miến, phơi miến

 

Làng Cự Đà cũng như mọi làng quê khác của nông thôn Bắc Bộ Việt Nam. Đường làng nhỏ hẹp, nhà cửa san sát, ngõ nọ gần như song song ngõ kia, dài hun hút. Nhưng, có lẽ Cự Đà khác với nhiều làng quê truyền thống Việt Nam. Chưa bao giờ đi trên đường làng mà tôi phải thót tim nhiều đến thế. “Công nông tự chế” chậy ầm ầm suốt dọc đường làng. Xe chở gạch, ngói, vật liệu xây dựng, chạy như mắc cửi trên con đường vốn nhỏ hẹp. Đường làng chỗ chưa đổ bê tông, cơn mưa chiều qua còn để lại những vũng bùn đất nhầy nhụa. Bụi, khói mù mịt. Tôi giật mình nhận ra, nơi đây, người người xây nhà, nhà nhà đập nhà cũ, xây nhà mới.

 

Bà chủ quán nước chè đầu làng cho hay, từ khi có tiền đền bù đến nay, người ta xây nhà rất nhiều. Riêng Cự Đà có đến 200 nóc, đang đập nhà cũ, xây nhà mới. Nhiều người không tiếc đập cả những cột đá cổ xưa của mái nhà cũ, dựng lên những ngôi nhà tầng.

 

Đường[-]làng[-]tấp[-]nập[-]xe[-]chở[-]vật[-]liệu[-]xây[-]nhà.
Đường làng tấp nập xe chở vật liệu xây nhà.

 

Vật liệu chở qua lại ầm ĩ suốt từ sáng tới tối. Bụi khói mù trời. Nhà nào cũng xây ít nhất 3 tầng, nhiều là 5 tầng, có nhà xây hẳn biệt thự rộng. Sân đình cũng được tận dụng làm nơi chứa vật liệu xây dựng. Bà chủ quán nước nói, có đợt “cháy” thợ xây nhà, bà phải đồng ý tôn cao nền nhà bà trong gần 2 tháng, với mức 250.000 đồng/công. “Ai cũng làm thợ được, dù biết làm hay không, vì thiếu thợ mà”.

 

Những ngôi nhà cổ còn lại dấu ấn với vài bức tường cổ, cái cổng cổ xưa, còn đâu đã theo những cú nện của máy móc, nằm lại, nhường chỗ cho những ngôi nhà cao tầng nguy nga tráng lệ. Nghĩ thật buồn lắm thay!

 

 

Miến làng Cự Đà có khi dăm năm nữa quay lại không còn bóng dáng. Người dân nói, xây dựng nhiều thế này, bụi, phơi miến ở đâu? Nhiều gia đình có tiền đền bù, đổ vào xây nhà cao cửa rộng, mua sắm đồ đạc, còn ai thiết tha với nghề xưa nữa?

 

Nhìn những bãi đất nham nhở rác rưởi sau một buổi họp chợ, nhìn những ngôi nhà cao tầng đang dần dần hiện lên sau màn khói bụi, tiếng ồn ầm ĩ, nhìn những thanh niên đầu nhuộm tóc xanh đỏ quây quanh những quán điện tử quanh làng, những dịch vụ nhà đất… mà không khỏi chạnh lòng cho một làng Cự Đà xưa.

 

Ngổn ngang trăm nỗi cho làng cổ Cự Đà-Hà Nội.

Nguyễn Thị Thúy Hằng

 

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ngổn ngang làng cổ Cự Đà

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI