Tin môi trường và bạn đọc
Công chức làm giàu bằng cách nào?
(21:40:00 PM 01/07/2011)Ảnh minh họa tinmoitruong.com.vn
> Lương công chức không đủ trả công người giúp việc
Lương công chức đang là vấn đề nóng hiện nay, chẳng thế mà chỉ 1 bài đăng lên mà có đến mấy trăm ý kiến bình luận trong vài ngày. Tôi cũng xin chia sẻ vài ý kiến của người trong cuộc.
Tôi vốn là công chức nhà nước, ở một cơ quan cấp Bộ, cũng giữ chức vụ đến phó trưởng phòng. Bằng cấp cũng đến thạc sĩ, quy hoạch cấp ban, cấp vụ các loại đủ cả. Vì ở cấp Bộ nên tôi cũng biết đến gánh nặng ngân sách là thế nào, nên tôi cũng không mong chờ ở việc tăng lương.
Thực tế lương cỡ phó phòng, 13 năm làm việc, hệ số khoảng 3,33 gì đó, tóm lại là 4-5 triệu/tháng ở Hà Nội, nếu các khoản cả năm trung bình khoảng 6 triệu đồng/tháng. Kể cũng đã là sự bằng lòng của nhiều người, cộng lương của cả vợ chồng cũng tạm đảm bảo sinh hoạt hàng ngày với 2 con nhỏ ở mức gần tối thiểu.
Các bạn cũng có thể tính, với khoản nợ mua đất làm nhà tạm, hoặc căn hộ chung cư khoảng 400-500 triệu thì liệu bao nhiêu năm mới để dành đủ để trả nợ, trong khi mọi chi tiêu sinh hoạt hàng ngày tăng nhanh hơn cả lương.
Về công việc ở cơ quan NN như các bạn cũng biết, theo quy luật 80/20 rất phổ biến trong mọi tổ chức, trên mọi quốc gia: nghĩa là 20% cá nhân thì tạo ra 80% giá trị của tổ chức đó. Còn số 80% còn lại thì chỉ tạo ra 20% giá trị (kể cả về kinh tế và giá trị đóng góp XH).
Một quy luật nữa là “nước chảy chỗ trũng”, tức là ai làm được việc thì tất nhiên được giao nhiều việc, làm suốt ngày không hết, chưa hết việc cũ thì đã đến việc mới. Vì vậy, không ngạc nhiên nếu nhiều bạn kêu bận rộn suốt ngày, trong khi một số thì ngồi chơi mãi cũng buồn.
Còn tất nhiên, các cơ quan đang dôi dư biên chế thì phải chia nhau việc để cho có việc mà làm, có nơi một việc còn phải chia ra nhiều phòng, ban để có thêm ít chức danh trưởng, phó để cho anh chị em có động lực phấn đấu! Cơ quan có thu nhập thấp thì cũng có chút “danh” bù lại.
Còn người ít được việc thì tất nhiên được giao ít việc, nhất là những việc làm sai, làm chậm cũng chẳng chết ai, không gây hậu quả nghiêm trọng là được! Mà trong các cơ quan NN thì tỷ lệ người này không ít, mà không thể có lý do gì để đưa ra khỏi tổ chức được, vì họ làm ít thì sẽ không sai sót, không kỷ luật và nghiễm nhiên đợi đến hẹn lại lên lương, đủ năm thì về hưu, họ rảnh rỗi nên có thời gian tính chuyện làm thêm. Chưa kể một số người rất “thông minh”, nên họ có điều kiện để nhiều lãnh đạo biết đến và để ý cất nhắc mỗi khi có dịp cất nhắc, bổ nhiệm.
Như vậy, các bạn cứ hy vọng “tinh giản biên chế” để tăng lương chỉ là tương lai xa vời, có lẽ 15-20 năm nữa thì cũng sắp hết đời mình rồi. Và lúc đó có lẽ chính chúng ta sẽ là người phải tinh giản đầu tiên vì đã ngồi quá lâu trong một cỗ máy trì trệ nên đầu óc bị chai cứng, ù lì và trái tim thì vô cảm mất rồi!
Một điều rất quan trọng đối với cơ quan cấp TW như chỗ tôi thì trình độ và tâm huyết của cán bộ rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động KT-XH trong cả nước, có thể làm lợi hoặc gây hại cho cả XH trong nhiều năm. Thế nhưng nếu cán bộ thuộc diện “con ông cháu cha”, hoặc vào làm cấp Bộ để lấy oai và tính chuyện mưu lợi cá nhân thì mặc dù có thể rất có khả năng, nhưng tâm trí dành cho công việc không được mấy, thì chuyện 1 Luật, Nghị định, Thông tư vừa mới ban hành đã phải sửa là chuyện thường và rất phổ biến.
Nếu giả sử lương công chức ở cấp Bộ cao hơn cấp tỉnh, huyện 2-3 lần thì chuyện gì sẽ xảy ra: không đời nào! Vì phải “công bằng” chứ, nhất là lực lượng an ninh, quốc phòng, giáo viên, bác sĩ, cán bộ ở các cấp tỉnh, huyện ở nơi vùng sâu, vùng xa sẽ không thể chấp nhận. “Vì cớ gì mà mấy anh ở Hà Nội, ngồi phòng lạnh, đi công tác bằng ôtô, máy bay lại hưởng lương cao thế!” Vậy thì đừng có mơ hão nhé!
Thế nhưng nhiều công chức sao vẫn giàu có và sung túc? Có nhà cửa đàng hoàng, xe hơi, cuối tuần đi picnic, ăn ở nhà hàng sang trọng? Vậy họ kiếm tiền bằng cách nào? Tôi thấy nhiều người công chức có mấy cách kiếm tiền và làm giàu thế này:
- Gom tiền đầu tư chứng khoán (rất tiếc “thời oanh liệt nay còn đâu”, nhiều người còn mất tiền vì “chơi” chứng khoán - làm gì có chuyện “chơi” mà có tiền!).
- Hùn vốn cùng nhau đầu tư bất động sản, phải là người có quan hệ thì mới biết được thông tin quy hoạch, thị trường, và tất nhiên phải có vốn tương đối mới có thể trụ được (điều này thì ít người có được).
- Bổng lộc từ vị trí và đặc quyền thì chỉ có ở một số vị trí thôi, và gắn với trách nhiệm và rủi ro cả về pháp luật, uy tín và đạo đức. Còn nếu không, tiền phong bì đi họp, hội nghị thì chẳng đáng là bao (mặc dù số cuộc họp của các cơ quan TW, cấp tỉnh hàng tháng thì nhiều không kể xiết).
- Làm thêm các công việc có liên quan với lĩnh vực mình đang phụ trách, vì vị trí công tác có điều kiện có được thông tin, đặc quyền, có mối quan hệ rộng và được các đối tác vì nể và mong “có qua có lại”. Một số người có doanh nghiệp “sân sau” thì làm rất thuận lợi, có khi chỉ “bán hợp đồng” xong là có phần trăm liền.
- Hoặc có người hùn vốn với bạn bè đang kinh doanh gì đó, đây là cách khá phổ biến và tương đối lương thiện. Nhưng cũng phải có tiền và chút ít kinh nghiệm, hoặc bỏ thời gian làm thêm trong giờ, ngoài giờ… Như bác sĩ khám tư, tư vấn, cộng tác viên, môi giới nhà đất… Họ cũng phải bán thời gian và chất xám để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Vậy mà bạn nào đó cứ mong chờ ở Nhà nước để tăng lương sao? Có phải viển vông quá không? Mấy giải pháp các bạn nêu đã xưa như… 20 năm trước rồi, ai mà chả biết!
Còn tôi, vì không phải diện “con ông cháu cha”, cũng chỉ cặm cụi làm công việc chuyên môn mong đóng góp chút gì cho XH, mặc dù đều biết thu nhập cũng chẳng tăng thêm chút nào. Nhưng mãi thấy cũng nản, vì anh em cán bộ họ có cuộc sống của họ, làm sao yêu cầu họ toàn tâm toàn ý cho công việc được? Mình có trả lương cho họ được đâu? Mà phấn đấu lên lãnh đạo cũng có sức ép rất nặng nề. Lãnh đạo còn vất vả hơn nhân viên nhiều (tất nhiên là tùy vị trí và từng cơ quan), thu nhập có cao hơn (tất nhiên không phải từ lương) nhưng gắn liền là rủi ro về nhiều mặt và cả mặt lương tâm và đạo đức nữa.
Vậy là tôi quyết định nghỉ việc Nhà nước, trả lại chức “phó phòng” để làm “thảo dân”. Tôi đi làm kinh doanh theo mạng (KDTM - hay kinh doanh đa cấp). Vào lĩnh vực này, tôi mới thấy một thực tế đây là công việc mà rất nhiều người có thể tranh thủ trong giờ, ngoài giờ để làm thêm và có thêm thu nhập. Nhưng hiện nay một số báo chí, dư luận XH đang lên án các công ty lừa đảo, lợi dụng, và nhiều người đánh đồng tất cả các công ty KDTM đều là lừa đảo.
Tôi thấy rằng KDTM chân chính và đúng nghĩa không hề đơn giản, không dễ kiếm tiền và giàu có như người ngoài thường lầm tưởng. Ở đó là sự thay đổi bản thân, thay đổi tư duy, kiên trì học hỏi, chuyển hóa mọi sự kỳ thị, phản đối trở thành nhận thức đúng đắn của mọi người về sản phẩm và ngành kinh doanh. Phải tự mình thay đổi từ cách suy nghĩ, nói năng, nghệ thuật giao tiếp, đến việc làm gương cho người khác, thu hút nhân tâm, đào tạo con người và dẫn dắt, khích lệ động viên người khác, mang lại giá trị lợi ích thực sự cho họ thì mới có thể có được thu nhập xứng đáng và bền vững. Quan trọng nhất là tự chịu trách nhiệm về chính cuộc sống và thành công của mình, làm việc bằng khối óc của chính mình mà không cho phép bất kỳ đặc quyền, ưu đãi và sự sắp đặt nào của người khác.
Cuối cùng, tôi muốn gửi đến các bạn đang than thở, trách móc số phận, trách móc hoàn cảnh và đổ lỗi cho những người khác một câu nói nổi tiếng của Jim Jonh - nhà hùng biện nổi tiếng người Mỹ: “Hãy dành cho người khác quyền trao tương lai vào tay người khác, nhưng đừng dành cho mình!”.
Nguyễn Hữu Hiệp
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Điểm đến lý tưởng của mùa Valentine
- Biện pháp hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cá nhân
- Cảnh báo người dân nguy cơ ngộ độc các loại nấm
- Cà Mau triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
- Sao chổi sáng hơn trăng
- Ngắm "kỳ hoa dị thảo" chỉ có ở Huế
- Ngắm nhật thực từ sao Hỏa
- Con chó sống bên mộ chủ suốt 6 năm
- Trùng tu di tích - Thừa tiền nhưng thiếu hiểu biết
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.