Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Sữa bẩn tiếp tục tung hoành công khai
(13:34:35 PM 29/12/2011)Đây là loại chất thuộc độc tố vi nấm aflatoxin, do nấm mốc sản sinh và có khả năng gây ung thư gan. Tại TPHCM, nhiều loại sữa Trung Quốc nhập lậu, sữa bẩn các loại vẫn được bày bán công khai...
Sữa Australia xuất xứ từ... Trung Quốc
Tại chợ Kim Biên, Bình Tây..., loại sữa không nhãn mác xuất xứ bán theo kilôgram được thương lái chọn lựa đóng gói về các tỉnh. Giá thành của các loại sữa này có giá từ 45.000 – 70.000 đồng/kg tùy vào màu sắc vàng đậm, nhạt hoặc màu sôcôla... Khi hỏi về xuất xứ, phần lớn người bán đều cho rằng nhập từ Hà Nội vào và chất lượng bảo đảm. Trong khi tại các chợ chỉ bán ít nhất từ 10kg trở lên loại đóng gói bằng bịch giấy thì tại chợ sữa trên đường Nguyễn Thông, loại sữa kilôgram được bán lẻ với mức giá từ 70.000 – 95.000 đồng/kg. Ngoài ra, các loại sữa nhập ngoại có xuất xứ từ Trung Quốc cũng được bày bán nhưng loại sữa không có nhãn phụ bằng tiếng Việt và người bán khẳng định đây là hàng xách tay.
Sữa xách tay nhập ngoại vẫn bán nhan nhản tại các cửa hàng ở TPHCM. |
Sữa bẩn, sữa kém chất lượng, sữa giả... không còn là chuyện lạ với người tiêu dùng trong thời gian gần đây. Mới đây nhất, tại TPHCM, qua kiểm tra tại Cty TNHH thực phẩm Vita (quận Bình Tân), phát hiện Cty này sản xuất sữa bột có nhiều sai phạm về ghi nhãn hàng hóa, không thực hiện công bố hợp quy theo quy định. Lượng hàng hóa tạm giữ gồm 780 gói sữa bột.
Mặc dù sản phẩm ghi trên nhãn có DHA với hàm lượng từ 2-10mg/100gr, nhưng theo kết quả thử nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 3 (Quatest 3), không tìm thấy chất DHA trong sữa bột Grow milk IQ - loại SP milk (400gr/gói).
Trước đó, cuối tháng 11.2011, cơ quan chức năng còn phát hiện tại Cty này loại sản phẩm sữa bột hiệu Grow milk IQ - loại SP milk dành cho trẻ em nhãn ghi “nguyên liệu New Zealand - Australia”, nhưng kiểm tra sổ sách thì không thấy nguồn nhập từ 2 thị trường này...
Hàng loạt các Cty sản xuất sữa quy mô nhỏ trên địa bàn TPHCM được kiểm tra vừa qua cho thấy, hàm lượng chất đạm rất thấp; đối với các chất bổ sung như DHA, taurine, omega, vitamin, khoáng chất thì... hên xui. Trên bao bì sản phẩm của các cơ sở ghi nguồn nguyên liệu sữa bột từ New Zealand, Australia, nhưng khi kiểm tra sổ sách lại có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan.
Hô biến sữa cho gia súc thành sữa cho trẻ
Mặc dù ghi là Cty chuyên sản xuất các loại sữa bột cho trẻ em và người lớn; tuy nhiên, qua nhiều lần thanh - kiểm tra cùng với Thanh tra Sở Y tế TPHCM đã cho thấy, quy trình sản xuất sữa nặng tiền nhất là trang bị máy đóng hộp. Sữa bột nguyên liệu được đổ vào thau và trộn thủ công với các loại hương liệu hóa chất tạo màu, tạo mùi, bột béo. Sau đó đổ vào lon và bỏ lên cân cho đúng trọng lượng. Điều đáng nói, trước khi đóng nắp phôi, các loại sữa trên không được hút chân không nên chất lượng sữa và độ an toàn thì người tiêu dùng đành chịu.
Theo nhiều nhà sản xuất sữa có uy tín, nguyên liệu dùng để sản xuất, chế biến sữa bột đúng tiêu chuẩn hiện nay phải có giá từ 5.000-6.000USD/tấn. Nguyên liệu phải được chế biến từ nguồn sữa bò nguyên chất với hàm lượng đạm đạt từ 30% trở lên và có từ 28-32 khoáng chất, vitamin. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nhà sản xuất nhập nguyên liệu trôi nổi trên thị trường với giá 1.700-2.500USD/tấn.
Thanh tra Sở Y tế thanh tra một cơ sở sản xuất sữa tại TPHCM. Ảnh: V.T |
Theo chuyên gia dinh dưỡng Đào Thị Yến Phi - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM - những loại sữa kém chất lượng (độ đạm không đảm bảo thường được trộn: Sữa bột đường cát nhuyễn bột xác sữa. Xác sữa được thải ra trong quá trình tạo ra các chế phẩm từ sữa. Xác sữa thường được sử dụng để nuôi gia súc, với giá từ 5.000 - 6.000 đồng/kg.
Một nhà máy sản xuất sữa đúng kỹ thuật phải đầu tư từ vài chục tỉ đồng đến hàng trăm tỉ đồng, còn các cơ sở làm ăn chụp giật chỉ cần bỏ ra khoảng 30-40 triệu đồng là có thể lập nhà máy chế biến.
Sản phẩm sữa bẩn ra lò sẽ được đưa đi tiêu thụ ở các vùng ven của TPHCM và khu vực các tỉnh miền Tây, Đông Nam Bộ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
- Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
- Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
- Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
- Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
- VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
- Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
- MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
- Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.