»

Thứ năm, 21/11/2024, 14:54:29 PM (GMT+7)

Quần áo chứa NPE độc đến đâu?

(10:36:36 AM 27/08/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Những “tín đồ” hàng hiệu bị sốc sau khi tổ chức phi chính phủ Hòa Bình Xanh (Greenpeace) công bố nghiên cứu cho biết 14 thương hiệu quần áo hàng đầu có sử dụng chất gây vô sinh.

>>14 mẫu hàng hiệu có chất gây vô sinh !

 

. NPE có thể làm sinh vật ngơ ngẩn hoặc mất tỉnh táo, có thể phá vỡ các hormon chức năng trong cơ thể sống và phá hủy tuyến nội tiết


 

Gây độc theo 3 cách  

 

Chiến dịch có tên “Quần áo bẩn 2” do tổ chức Greenpeace công bố mới đây cho biết đã tìm thấy dấu vết hóa chất có thể gây hại cho cơ quan sinh sản động vật sống trên sản phẩm của 14 nhà may mặc quần áo lớn thế giới. Trong các nhãn hàng này có Adidas, Uniqlo, Calvin Klein, Li Ning, H-M, Abercrombie-Fitch, Lacoste, Converse và Ralph Lauren… Trước đó, tổ chức này đã mua quần áo của các nhãn hiệu nêu trên ở 18 nước, sau đó đưa mẫu đi phân tích. Các mẫu quần áo chủ yếu được làm ở Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Kết quả phân tích của Greenpeace cho thấy  2/3 số mẫu có chứa chất độc hại nonylphenol ethoxylates (NPE).

 

Ông Lê Trường Giang (Viện Hóa học- Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam), cho biết NPE là hợp chất hữu cơ tổng hợp (không tồn tại trong tự nhiên) được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau như trong ngành sơn, sản xuất nhựa, hóa chất bảo vệ thực vật, công nghiệp điện tử, công nghiệp giấy, công nghiệp dệt…, đặc biệt được sử dụng để sản xuất các chất tẩy rửa dùng trong công nghiệp và tiêu dùng.
 

Chọn quần áo của các hãng sản xuất tại Việt Nam để sử dụng có thể an toàn hơn. Ảnh: HỒNG THÚY

 

Hợp chất này đã bị cấm sử dụng tại châu Âu từ năm 2005, tại Mỹ hiện đang có kế hoạch để giảm dần sử dụng các hợp chất này. Theo ông Giang, NPE có thể gây độc theo 3 cách: Nó có thể làm cho các sinh vật ngơ ngẩn hoặc mất tỉnh táo, có thể bao phủ các sinh vật với màng mỏng như bong bóng xà phòng, ngăn cản sự dịch chuyển và cuối cùng nó có thể phá vỡ các hormon chức năng trong cơ thể sống và phá hủy tuyến nội tiết. Các nghiên cứu cũng cho thấy khi thải ra môi trường, NPE phân rã thành nonylphenol rất độc hại. Chất này có thể lây nhiễm dây chuyền thực phẩm và gây rối loạn khả năng sinh sản, tăng trưởng.
 

Đề cập vấn đề này, TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa Trường ĐH Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), khẳng định hóa chất nào cũng có khả năng gây độc và không độc, nếu nó đủ sức gây độc người ta phải sử dụng vượt ngưỡng cho phép. Cũng theo TS Côn, có những loại hóa chất có thể “biến mất” ngay từ lần giặt đầu tiên và tác động bởi ánh nắng mặt trời như formaldehyde -  một hóa chất từng bị lo ngại có trong quần áo trẻ em cách đây không lâu, có thể gây kích ứng da hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.  “Với NPE có thể bốc hơi kém hơn nhưng để chất này có thể thẩm thấu qua da và tác động tới sức khỏe con người thì hàm lượng phải ở mức tương đối lớn” – TS Côn nhận định.

 

Nguy cơ từ hóa chất

 

Theo các chuyên gia hóa học, có nhiều hóa chất nếu sử dụng bừa bãi sẽ nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chẳng hạn các hợp chất như trichloroethylene pthalates, bisphenol... thường thấy trong thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, sơn, keo dán tổng hợp, hóa chất bảo quản đồ nội thất, khói nhang, thuốc xịt muỗi, nước hoa xịt phòng, xi đánh giày...  cũng được khuyến cáo có thể làm mất hoặc giảm sự sản sinh tinh trùng gây vô sinh, hiếm muộn và giảm tỉ lệ sinh sản.

 

Phân tích về tác hại của chất NPE trong quần áo, TS Côn cho biết: “Với quần áo, hóa chất NPE có thể thẩm thấu qua da và tác động đến sức khỏe con người hiện chưa được kiểm chứng. Nhưng nếu từ trước đến nay chưa quốc gia nào quy định về hàm lượng nonylphenol trong quần áo thì sản phẩm này chưa gây nguy hại khi mặc trên người”.  Tuy nhiên, TS Côn cũng khuyến cáo không nên ngậm, mút, ăn những loại vải có chứa chất NPE vì có thể thôi nhiễm ra nước bọt nếu nuốt vào, dễ gây ngộ độc. Với các loại chất tẩy công nghiệp, người ta cũng khuyến cáo cần xử lý nguồn nước trước khi thải ra môi trường vì lo ngại nhiễm độc vào thực phẩm.

 

Tỉ lệ vô sinh có chiều hướng gia tăng

 

Dưới góc độ y học, bác sĩ sản khoa Phó Đức Nhuận, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết có nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân của chứng vô sinh có thể bắt nguồn từ những sinh hoạt hằng ngày như các đồ gia dụng, bao bì thực phẩm, quần áo, hóa chất xử lý vải vóc… mà mọi người sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng chứng minh điều này. Chỉ có điều đáng lưu tâm là tỉ lệ vô sinh đang có chiều hướng gia tăng ở cả hai giới. Trong số các nguyên nhân gây vô sinh, nguyên nhân do tiếp xúc với hóa chất, tia phóng xạ cũng được đề cập khá nhiều. Nhất là với nam giới vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng nếu thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc, tia xạ…

 
 
 
 
Theo Khánh Anh/NLĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quần áo chứa NPE độc đến đâu?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

Tin Môi Trường
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI