»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:01:02 PM (GMT+7)

Màu sắc thực phẩm: mật ngọt chết ruồi

(10:44:30 AM 04/12/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Những màu sắc sặc sỡ, bắt mắt của thực phẩm ngày nay hầu hết đều do phẩm màu công nghiệp tạo nên. Những thực phẩm “đẹp mã” có thể làm chúng ta “no mắt” nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Ảnh minh họa

Nỗi lo từ những phát hiện…giật mình

 

Cốm làng Vòng chứa Malachite Green; miến dong vàng Dương Liễu, Hà Nội nhuộm phẩm màu không rõ nguồn gốc; mứt, ớt và hạt dưa thành phố Hồ Chí Minh chứa Rhodamine B; xôi gấc pha màu công nghiệp gây ngộ độc hàng loạt ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc… là những ví dụ điển hình trong hàng loạt vụ thực phẩm chứa phẩm màu độc hại được cơ quan chức năng phát hiện trong thời gian gần đây. Đây đều là những phẩm màu nguy hại và thậm chí có thể gây ung thư.

 

Bên cạnh những vụ thực phẩm “ngậm” phẩm màu độc hại bị phát giác hoặc bị báo chí phanh phui, thì vẫn còn đó những nỗi lo cho người tiêu dùng. Những sản phẩm đang bày bán đầy rẫy trên thị trường với màu sắc ngày càng phong phú - nơi mà cơ quan chức năng chưa “động” đến, liệu có sử dụng phẩm màu an toàn hoặc đúng liều lượng?

 

Gần đây, một số cảnh báo từ các nước, các tổ chức quốc tế đối với một số phẩm màu cũng khiến người tiêu dùng e ngại. Chẳng hạn, Trung tâm khoa học vì lợi ích cộng đồng Hoa kỳ (CSPI) khẳng định phẩm màu E 102, phẩm màu chứa NH3 là những chất độc hại và có thể gây ung thư. Điều đáng nói, đây là những phẩm màu được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm như đồ uống, rượu, snack, kẹo cao su… ở nước ta.

 

Phẩm màu, một điều tất yếu của…thực phẩm

 

Những chiếc kẹo, miếng thạch, chai nước trái cây, gói mì tôm, cây kem ... với đủ các màu sắc đều chứa phẩm màu. Nhưng tại sao lại có phẩm màu trong thực phẩm? Tất cả là vì đáp ứng nhu cầu của các “thượng đế”! Các nhà sản xuất và kinh doanh đều khẳng định như đinh đóng cột điều đó, “không đẹp thì ế hàng”. Hơn nữa, việc sử dụng phẩm màu công nghiệp trong thực phẩm là điều mà nhà nước cho phép. Theo Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 31/08/2001, có tất cả 36 phẩm màu công nghiệp được phép sử dụng trong thực phẩm lưu hành ở Việt Nam.

 

Thực phẩm đa dạng màu sắc sẽ làm cho món ăn thêm ngon, giá trị thực phẩm qua đó được nâng lên. Nhưng với phương châm kinh doanh: đẹp hơn, rẻ hơn và sinh lợi nhanh hơn, người sản xuất “vô tư” dùng phẩm màu bị cấm hoặc không rõ nguồn gốc để “làm đẹp” cho thực phẩm. Đặc biệt, các thực phẩm phục vụ cho đối tượng trẻ em như bim bim, thạch dừa, kẹo, nước trái cây “tổng hợp”… thì màu sắc còn rực rỡ và đa dạng hơn nhiều.

 

Chính người tiêu dùng “đặt hàng” phẩm màu trong các món ăn, đồ uống của mình. Để hạn chế và loại bỏ phẩm màu công nghiệp trong thực phẩm chỉ còn trông chờ vào sự lựa chọn của người tiêu dùng.

 

Phân biệt màu tự nhiên và màu công nghiệp?

 

Màu tự nhiên của thực phẩm được hiểu là màu vốn có của nó hoặc màu thêm vào có nguồn gốc tự nhiên. Trong tình hình mất an toàn thực phẩm nghiêm trọng như hiện nay, sử dụng thực phẩm có màu tự nhiên sẽ là cách hạn chế nguy cơ bệnh tật tốt nhất.

 

Theo khuyến các chuyên gia và kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, màu tự nhiên của thực phẩm thường là màu nhạt, không quá đậm. Do đó cũng không khó để nhận ra sự khác biệt giữa màu tự nhiên và màu phụ phẩm công nghiệp khi chế biến món ăn. Màu công nghiệp thường rất tươi, không bị ảnh hưởng nhiều khi nấu nướng còn màu tự nhiên thì ngược lại.

 

Kinh nghiệm ẩm thực dân gian của người Việt cho thấy rằng, có rất nhiều cách thức tạo màu từ những sản phẩm tự nhiên rất hiệu quả, vừa tạo màu và tạo mùi. Chẳng hạn dùng lá dứa, bồ ngót, cải bó xôi, lá ớt…để tạo màu xanh; dùng là ruột gấc, hạt điều… tạo màu đỏ; dùng khoai mỡ, khoai tía….để tạo màu tím, v.v. Đây là những phẩm màu tự nhiên rất an toàn cho sức khỏe.

Những phẩm màu cho phép sử dụng trong thực phẩm được hiểu là những chất: chưa có bằng chứng chứng minh tính nguy hại. Một số phẩm màu không gây bệnh tức thì mà phát tác sau một quá trình tích lũy lâu dài, khoa học cũng không dễ để chứng minh hoặc cũng không thống nhất quan điểm. Do đó, để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng, người tiêu dùng không nên đòi hỏi thái quá màu sắc thực phẩm, qua đó buộc nhà sản xuất trả lại màu tự nhiên hoặc không “tô vẽ” quá mức cho thực phẩm.

Nguyễn Xuân Cường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Màu sắc thực phẩm: mật ngọt chết ruồi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).

Tin Môi Trường
 Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

VACNE 30 năm
 Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI