»

Thứ sáu, 22/11/2024, 01:34:51 AM (GMT+7)

Loay hoay với “túi thân thiện”

(11:01:48 AM 14/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Thị trường đã xuất hiện khá nhiều sản phẩm túi ni lông gắn mác “thân thiện với môi trường” nhưng nhà quản lý chưa kiểm soát được vì thiếu những quy định hướng dẫn cụ thể

 

Ngày 13/4, Tổng cục Môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến khu vực phía Nam về dự thảo thông tư quy định công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường sản xuất tại Việt Nam.
Dài dòng, “lan man”
Phần lớn các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng dự thảo thông tư với 19 điều này có nội dung vừa dài dòng vừa “lan man” nên rất khó thực hiện. Phần quan trọng của dự thảo là tiêu chí để đánh giá tính thân thiện với môi trường thì chỉ gói gọn trong 1 điều với 15 dòng. Trong khi đó, dự thảo lại đề cập quá nhiều những vấn đề chưa cần thiết hoặc không cần chi tiết.
Thực tế, trên thị trường đã xuất hiện khá nhiều sản phẩm túi ni lông gắn mác “thân thiện với môi trường” nhưng nhà quản lý chưa kiểm soát được vì thiếu những quy định hướng dẫn cụ thể.
Ông Trần Công Hoàng Quốc Trang, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa TPHCM, cho biết hiện nay, thuế bảo vệ môi trường gần như chưa kê, doanh nghiệp (DN) nơi nộp, nơi chưa nhưng hầu hết đều đã tính vào giá thành sản phẩm. Vì thế, thông tư hướng dẫn thực hiện luật phải nhanh chóng ban hành để điều chỉnh giá thành. Ông Trang đề nghị thông tư cần hướng dẫn và định hướng đồng bộ về công nghệ.
Theo TS Lê Văn Khoa, Trường ĐH Bách khoa TPHCM, thông tư cần phải chỉ rõ các đơn vị kiểm định, chứng nhận để tránh tình trạng thiếu minh bạch cũng như DN tự công bố sản phẩm tràn lan.
Người dân TPHCM sử dụng túi thân thiện với môi trường khi mua sắm tại siêu thị. Ảnh: TẤN THẠNH
TS Khoa cho rằng những tiêu chuẩn mà dự thảo đưa ra, như túi có độ dày hơn 30 micromet, chưa đạt được yêu cầu của sản phẩm thân thiện môi trường mà chỉ ở mức độ tái chế hoặc tái sử dụng. Quy định về độ dày này có thể sẽ định hướng lại sản xuất: hoặc thay đổi công nghệ để làm túi dày hơn với mức đầu tư cao, khỏi đóng thuế; hoặc giữ nguyên túi mỏng đóng thuế nhưng đỡ chi phí sản xuất. Vì thế, nên tính toán lại quy định về độ dày. 
Theo ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, đây chỉ là cách gọi để người dân quan tâm đến môi trường hơn. Bên cạnh đó, việc quy định độ dày, mỏng của túi cũng sẽ tuân theo lộ trình: ban đầu dày 30 micromet nhưng sau sẽ tăng dần để hạn chế và có thể là xóa bỏ túi mỏng.
Không khả thi
TS Trần Thị Mỹ Diệu, Trường ĐH Văn Lang, cho rằng các DN đã bán sản phẩm rất khó thu hồi để tái chế, đơn vị quản lý cũng chẳng thể kiểm tra được nên có thể đơn vị tái chế sẽ là DN khác. Về thời gian phân hủy, cần kèm theo điều kiện môi trường phân hủy, vì như thế cũng đã tốt hơn cho môi trường rất nhiều so với các loại bao bì phải mất 500-600 năm mới phân hủy được.
Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở TN-MT TPHCM, cho biết TP đã nghiên cứu để xây dựng bộ tiêu chí áp dụng cho TP với thời gian phân hủy túi ni lông là 5 năm nhưng các DN làm không xuể, nay dự thảo rút xuống còn 2 năm chắc không công nghệ nào kham nổi!
Theo ông Hoàng Dương Tùng, đây chỉ là dự thảo ban đầu. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đại biểu, ban soạn thảo sẽ chỉnh sửa và có lẽ còn thực hiện nhiều lần như thế để có một thông tư tạm chấp nhận được. Như vậy, người dân sẽ còn phải “rối bời” để thực hiện thuế bảo vệ môi trường trong thời gian dài. Tuy nhiên, các chuyên gia và nhà sản xuất đều đồng ý rằng thà chậm còn hơn đưa ra những hướng dẫn mà không ai thực hiện được!
Hai loại túi thân thiện
Theo dự thảo thông tư, túi ni lông thân thiện với môi trường sản xuất tại Việt Nam có 2 loại. Trong đó, túi ni lông thân thiện với môi trường là các loại bao bì nhựa mà nguyên liệu, quá trình sản xuất, sử dụng và sau khi thải bỏ gây hại ít hơn cho môi trường; còn túi ni lông có khả năng phân hủy sinh học là loại có thể phân hủy thành nước và khí cacbonic, các chất vô cơ hoặc sinh khối dưới tác dụng của chất xúc tác, trong thời gian nhất định với điều kiện môi trường thải bỏ sẵn có.
Túi ni lông thân thiện với môi trường phải đáp ứng hai đặc tính kỹ thuật: Dày trên 30 micromet (cơ sở sản xuất phải có phương án thu hồi, tái chế) và có khả năng phân hủy sinh học, thời gian phân hủy không quá 2 năm; giới hạn hàm lượng tổng một số kim loại nặng, tỉ lệ phần ngàn: arsen 12, cadimi 2, chì 70, đồng 50 và kẽm 200…
THU SƯƠNG (NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Loay hoay với “túi thân thiện”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

Tin Môi Trường
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI