Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Đến đũa Trung Quốc cũng tẩm độc
(13:42:55 PM 21/03/2013)
Một công nhân nhà máy đũa dùng một lần ở tỉnh Quảng Tây chỉ cách đánh bóng đũa bằng đá tan và sáp độc hại. Ảnh: Xinhua.
Diễn viên nổi tiếng Huang Bo ngày 17/3 viết trên mạng xã hội rằng, khi rửa đũa dùng một lần mà một nhà hàng đưa cho, ông kinh ngạc nhận thấy nước trong biến thành màu vàng, bốc mùi hăng nồng.
“Hãy ngừng sử dụng đũa để không những bảo vệ môi trường mà còn bảo vệ mạng sống của chính bạn”, diễn viên góp mặt trong “Tây Du Ký” (2013), “Huyền thoại Trần Chân” (2010), “Kungfu bóng rổ” (2008), viết trên blog.
Thông điệp này được người dùng internet chuyển cho nhau 125.000 lần. Nhiều người đề nghị tài tử Huang Bo tiết lộ tên nhà hàng; ông nói rằng, đũa bẩn không chỉ được cung cấp cho một hiệu ăn đó mà rất nhiều nơi khác.
Ông Dong Jinshi, Tổng thư ký Hiệp hội Đóng gói Thực phẩm Quốc tế, nói rằng, màu sắc và mùi vị bất thường như vậy chứng tỏ đũa bị tẩm sấy lưu huỳnh và nhiều hóa chất bị cấm sử dụng khác.
“Lưu huỳnh, hydrogen peroxide, sodium sulfite và chất chống mốc là những hóa chất thường được người ta sử dụng trong sản xuất đũa dùng một lần, dù không được phép”, ông Dong khẳng định.
Theo ông Dong, hầu hết đũa được sản xuất tại những xưởng nhỏ ở miền núi - nơi các công ty không cần giấy phép sản xuất. Sau đó, đũa được vận chuyển tới các thành phố lớn để đóng gói.
“Ví dụ, có tới 7-8 nhà máy đũa ở huyện Daxing của thủ đô Bắc Kinh, nhưng tất cả chỉ phụ trách đóng gói. Vì đũa được mua đi bán lại quá nhiều lần trước khi đến nhà máy đóng gói, nên ngay cả chủ nhà máy đũa cũng không thể chỉ rõ nguồn gốc sản phẩm của họ”, ông Dong nói.
Năm 2010, báo chí Trung Quốc phát hiện lỗ hổng lớn trong quản lý sản xuất đũa. Cục Thực phẩm và Dược phẩm Nhà nước yêu cầu các đơn vị địa phương điều tra chất lượng đũa. Nhưng kết quả điều tra không được đăng tải trên website của Cục và những năm sau đó, chất lượng đũa không còn được coi là hạng mục điều tra quan trọng nữa. “Tiêu chuẩn chất lượng chỉ có ở trên lý thuyết, chưa bao giờ được áp dụng trong thực tế”, ông Dong nhận định.
Bà Fan Zhihong, chuyên gia an toàn thực phẩm công tác tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, nói: “Không có số liệu về việc lượng hoặc dư lượng hóa chất ngấm vào người dùng, nên rất khó xác định tác động của chúng đối với sức khỏe con người”. Vì vậy, sức khỏe người tiêu dùng bị bỏ mặc cho họ tự lo, mà trên thực tế, nhiều người tặc lưỡi cho qua khi mua đũa.
Nhiều người nghĩ rằng, đũa dùng một lần đảm bảo vệ sinh, nhưng thực tế là chúng bị tẩy trắng quá mức và có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Có công nhân nhà máy đũa nói rằng, họ còn dùng sáp độc hại paraffin để đánh bóng đũa.
Hộp xốp gây lo ngại
Giữa tháng 3, các chuyên gia an toàn thực phẩm Trung Quốc bày tỏ lo ngại trước việc dỡ bỏ lệnh cấm hộp xốp dùng một lần làm từ polystyrene để đựng thức ăn mang đi. Lệnh cấm được dỡ bỏ ngày 16/2, sau 14 năm áp dụng ở Trung Quốc đại lục.
Ông Dong Jinshi nói rằng, polystyrene chủ yếu được làm từ polystyrene bỏ đi sau khi được dùng để bọc tủ lạnh, ti-vi, nên không đủ độ an toàn để đựng thức ăn.
Tuy nhiên, ông Cao Jian, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến Nhựa Trung Quốc, cho rằng, công nghệ tái chế hiện nay đã được cải tiến nên hộp xốp chịu được nhiệt, dầu mỡ và nước, nên có thể dùng để đựng thực phẩm.
“Polystyrene rất xốp. Khi bị đun nóng trong lò vi sóng hoặc đựng thức ăn có nhiệt độ trên 70 độ C, nó sẽ giải phóng ra các hóa chất độc hại”, ông Dong khẳng định. Một nhà sản xuất hộp xốp nói rằng, một số nguyên liệu tối màu nên phải dùng chất tẩy trắng.
Theo ông Dong, bất chấp lệnh cấm, hộp xốp đựng thức ăn vẫn được sản xuất, sử dụng ở Bắc Kinh nhiều năm qua. Ở Trung Quốc, khoảng 100 triệu hộp polystyrene vẫn được sản xuất mỗi năm, và “khoảng 20% bộ đồ ăn dùng một lần ở Bắc Kinh hiện nay được làm từ polystyrene”, ông nói. Theo ông, hơn 50% hộp xốp đựng thức ăn ở Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Mỗi năm, Trung Quốc chặt 20 triệu cây 20 năm tuổi để làm ra 80 tỷ đôi đũa dùng một lần, theo đại biểu Quốc hội Trung Quốc Bai Guangxin, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Rừng Cát Lâm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
- Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
- Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
- Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
- Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
- VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
- Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
- MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
- Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.