Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Tờ 1 USD may mắn giá nửa triệu đồng
(11:55:10 AM 19/12/2012)Tờ 1 USD dành riêng cho Tết Quý Tỵ ra mắt tại Mỹ cách đây không lâu thì ở Việt Nam, nhiều người đã nhanh chóng bắt lấy xu hướng mới này và đặt hàng để kịp phục vụ nhu cầu lì xì dịp Tết.
Vào giữa tháng 11, Bộ Tài chính Mỹ cho ra mắt tờ 1 USD may mắn dành riêng cho năm Rắn để kỷ niệm dịp Tết Âm lịch 2013 của người phương Đông. Theo đó, 88.888 tờ 1 USD cho năm Rắn đã được phát hành từ 25/11 và cho đến nay vẫn được Cục In tiền của Bộ Tài chính Mỹ rao bán.
Tại Hà Nội và TP HCM, nhiều mối chuyên bán tiền lì xì độc đang rao tờ 1 USD may mắn với giá 500.000 đồng mỗi tờ.
Các tờ 1 USD này đặc biệt ở chỗ có số seri bắt đầu bằng 8888 và đựng trong phong bì màu đỏ. |
Theo quảng cáo của các chủ hàng, tờ tiền lì xì được đựng trong một phong bì màu đỏ đẹp in hình con rắn và được viết bằng chữ Trung Quốc mạ vàng. Những tờ tiền này đặc biệt ở chỗ có số seri đều bắt đầu bằng 8888, con số mang ý nghĩa may mắn, phát tài trong quan niệm phương Đông. Tại một số nơi, khách hàng có thể đặt thêm một khung làm hoàn toàn từ pha lê bao ngoài tờ tiền với chi phí đội lên cả triệu đồng.
Khi được đề nghị xem hàng tận mắt, anh Hậu – một người chuyên bán tiền lì xì kiêm dịch vụ đổi tiền lẻ từ chối và cho biết chưa có hàng trong tay. Cũng như nhiều người kinh doanh nhỏ lẻ khác, anh Hậu chỉ gọi điện qua Mỹ lấy hàng khi có khách mua và đặt cọc. Mới bắt đầu rao bán từ giữa tháng 12, anh Hậu cho hay đã có 2 khách đặt mua tờ tiền này, trong đó mới một người đặt tiền. Anh đang chờ thêm vài khách mua nữa thì mới gọi qua Mỹ lấy hàng. "Nhất là năm nay kinh tế khó khăn nên tôi càng phải thận trọng. Như năm ngoái ôm nhiều tiền USD seri độc quá nên nhiều tờ vẫn còn tồn tới năm nay", anh Hậu nói.Cũng vì sợ không bán được hàng và để cạnh tranh với những người bán khác, trên một số diễn đàn rao vặt như phomuaban hay 5giay, chưa đến Tết mà một số chủ hàng đã "phá giá thị trường", rao "chỉ" 450.000 đồng mỗi tờ tiền may mắn.
Với cái giá này, người kinh doanh vẫn thừa sức có lời vì giá gốc ở bên Mỹ do Bộ Tài chính nước này bán ra chỉ 5,95 USD mỗi tờ. Nếu ai mua nhiều trên 50 tờ sẽ được giảm giá còn 4,50 USD. Trên mạng đấu giá trực tuyến eBay, nhiều tờ 1 USD may mắn đang được rao bán giá từ 6,95 đến 8,68 USD, cộng thêm chi phí chuyển hàng quốc tế khoảng 5 USD mỗi lượt.
Ngoài tiền 1 USD may mắn, nhiều tờ tiền độc khác cũng đang được các chủ hàng rao bán phục vụ nhu cầu lì xì cho Tết Quý Tỵ. Trong đó phổ biến nhất là tờ 2 USD vì loại tiền mệnh giá này được xem là mang lại may mắn cho người sở hữu. Những tờ 2 USD càng cổ càng đắt đỏ, ví dụ tờ 2 USD ra đời năm 1976 có giá khoảng 300.000 đồng, tờ ra đời năm 1928 được rao bán trên 600.000 đồng.
Một trong những "mốt" lì xì khủng khác của năm nay là tặng nguyên một tấm 16 hoặc 32 tờ đôla Mỹ các mệnh giá 1 USD, 2 USD hay 5 USD chưa cắt rời. Giá của chúng thường cao gấp đôi, gấp 3 lần so với giá trị thực. Ví dụ một tấm 32 tờ 1 USD tính ra tương đương hơn 670.000 đồng, nhưng đang được rao bán ở TP HCM giá 2,5 triệu đồng. Tấm 32 tờ 5 USD thì được rao mức giá 7 triệu đồng, so với giá trị thực của 32 tờ tiền ở 3,4 triệu đồng.
"Tờ tiền nguyên tấm này là tiền thật 100% do Bộ Tài chính ở bên Mỹ phát hành. Thông thường khi sau khi in tiền, người ta sẽ cắt rời từng tờ tiền ra từ nguyên tấm. Nhưng vài bang của Mỹ đã cho phép phát hành một số lượng tờ nguyên tấm để làm kỷ niệm", anh Chính, một nhà cung cấp tiền USD độc ở Hà Nội cho biết. Cũng theo chủ hàng này, khách mua USD nguyên tấm thường đem tặng đối tác, cũng có những người giàu có mua về rồi đóng khung treo lên tường như một bức tranh "vừa nhìn đã biết giá".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
- Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
- Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
- Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
- Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
- VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
- Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
- MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
- Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.