Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Thứ năm, 21/11/2024, 19:41:21 PM (GMT+7)
Bệnh nhân ung thư gan "đột quỵ" vì... giá thuốc
(09:45:27 AM 28/11/2016)(Tin Môi Trường) - Các bệnh viện đã hết thuốc Lipiodol dùng điều trị cho bệnh nhân ung thư gan. Bệnh nhân phải dùng thuốc thay thế với giá cao gấp nhiều lần hoặc chỉ bơm thuốc chống ung thư mà không phối hợp với thuốc Lipiodol.
>> Ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim: Ba thứ quý ông đừng quên ăn >> Lo đột quỵ do di truyền: Ăn thứ này có thể cứu bạn >> Cách ăn sáng và tối đơn giản giúp chống đột quỵ >> Hội xuân Quý Mão 2023: "Dinh dưỡng dành cho bệnh nhân đại tháo đường" >> Vinamilk tiếp tục ủng hộ Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM 500 triệu đồng cho các bệnh nhi nghèo mổ tim năm 2022
Các bệnh viện đã hết thuốc Lipiodol dùng điều trị cho bệnh nhân ung thư gan hơn một tháng nay. Bệnh nhân phải dùng thuốc thay thế với giá cao gấp nhiều lần hoặc chỉ bơm thuốc chống ung thư mà không phối hợp với thuốc Lipiodol. Nhiều bác sĩ e ngại đây là "chiêu" để tăng giá của nhà phân phối.
Các BV chuyển hướng điều trị
Phản ảnh với báo Phụ Nữ, BN Tr.V.N. (67 tuổi, nhà ở tỉnh Tiền Giang) cho biết, cách đây một tháng, ông có cảm giác nặng tức ở hạ sườn phải, chán ăn, hơi vàng da và có sốt, được con gái dẫn đến BV Q.Thủ Đức, TP.HCM khám. Ông được chẩn đoán bị UT gan giai đoạn cuối với nhiều khối u nằm rải rác ở gan, có những khối u có nguy cơ bị vỡ gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì gan có quá nhiều khối u, không thể mổ cắt bỏ nên các BS tư vấn dùng thuốc chống UT kết hợp với thuốc Lipiodol hoặc thuốc hạt vi cầu.
Nhưng thuốc Lipiodol (2,9 triệu đồng/ ống) đã hết nên BV sẽ chuyển sang sử dụng thuốc hạt vi cầu (khoảng 30 triệu đồng/lọ). Dù thuốc hạt vi cầu được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán nhưng số tiền mà ông N. phải trả vẫn quá cao, ngoài khả năng nên ông N. lặng lẽ ra về, đành chấp nhận mất cơ hội chữa bệnh.
BS Nguyễn Thanh Long - phụ trách đơn vị chụp DSA - khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV Q.Thủ Đức giải thích, thuốc Lipiodol là một dạng chất dầu siêu lỏng dùng trong điều trị cho BN UT gan. Các BS sẽ trộn chung thuốc UT vào thuốc Lipiodol khi tiêm cho người bệnh, Lipiodol sẽ “mang” thuốc chống UT vào khối u, để vừa có tác dụng gây tắc mạch máu nuôi u, vừa duy trì nồng độ thuốc diệt tế bào UT trong khối u. Sau khi ngấm thuốc, mạch máu đến nuôi khối u bị chặn đứng, lâu ngày khiến khối u bị tiêu hủy (còn gọi là kỹ thuật TACE). Kỹ thuật này rất hiệu quả cho BN bị UT gan. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, mạch máu nuôi khối u không bị chặn đứng và khối u không tiêu hủy thì người bệnh sẽ được thực hiện TACE vài lần.
Hiện BV Q.Thủ Đức đang theo dõi từ 15-20 ca bị UT gan đang dùng kỹ thuật TACE nhưng vì không có thuốc Lipiodol nên phải thay bằng thuốc hạt vi cầu (cũng có tác dụng tương tự). Theo BS Long, vì thuốc Lipiodol chưa được BHYT thanh toán nên người bệnh dù có thẻ BHYT hay không cũng phải trả 2,9 triệu đồng/ống. Còn một lọ hạt tải thuốc có giá trên 30 triệu đồng nên dù người bệnh được hưởng BHYT thì chi phí điều trị cũng vẫn cao. Đối với những người không có thẻ BHYT thì càng khó khăn. Tình trạng hết thuốc Lipiodol xảy ra khắp nơi.
PGS-TS-BS Lê Văn Phước - Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV Chợ Rẫy, TP.HCM cho biết: “Gần một tháng nay, thuốc Lipiodol đã hết trên cả nước, chứ không chỉ riêng BV Chợ Rẫy. Thuốc này rất cần cho người bệnh, mỗi tháng, BV Chợ Rẫy cần đến 300 ống cho BN UT gan.
Vì không còn thuốc nên BS sẽ khuyên BN lựa chọn các phương pháp khác như: dùng hạt vi cầu, hoặc vẫn dùng kỹ thuật TACE nhưng chỉ bơm hóa chất chống UT mà không dùng kèm với thuốc Lipiodol, dĩ nhiên hiệu quả điều trị không bằng dùng kèm thuốc Lipiodol”.
Ngưng thuốc - chiêu tăng giá?
BS Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn - Phó khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV Chợ Rẫy cho biết, BN có điều kiện kinh tế có thể điều trị bằng kỹ thuật TACE với hạt vi cầu ngậm thuốc. Nhưng với BN bình thường, nhất là người nghèo thì rất khốn khổ nếu không có thuốc Lipiodol.
BV Chợ Rẫy hiện chỉ mới sử dụng hạt vi cầu cho khoảng 30% BN. Các BS BV Chợ Rẫy lo giá thuốc Lipiodol sẽ tăng vì trình dược viên của công ty phân phối đã thông báo miệng là dự kiến sẽ tăng lên 6,5 triệu đồng. “Giá thuốc tăng mạnh sẽ gây khó khăn cho người bệnh” - BS Phước nói.
Một BS ở BV Trưng Vương cho biết: “Trình dược viên nói khi có thuốc Lipiodol trở lại thì giá dự kiến tăng lên 6,5 triệu đồng/ống. Đây là thuốc chủ lực trong điều trị UT gan mà lại tăng dựng ngược thì quá đáng. Làm sao người bệnh chịu nổi, trong khi thuốc này không được BHYT thanh toán”.
Các BS phân tích, tình trạng “hết thuốc” rất có khả năng là "chiêu" để tăng giá. Theo tìm hiểu của phóng viên, thuốc Lipiodol liên tục tăng giá kể từ năm 2013. Cụ thể vào tháng 10/2013, tại BV Nhân dân 115, khi thuốc Lipiodol (số đăng ký VN-5423- 10, do Công ty Guerbet của Pháp sản xuất) có giá khoảng 1,5 triệu đồng/ ống thì nhà phân phối thông báo giá thuốc sẽ tăng.
Vì hai bên không đạt được thỏa thuận về giá nên nhà cung cấp thuốc lúc đó là Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 1 liền từ chối cấp thuốc. BV Nhân dân 115 đã trình báo lên Sở Y tế. Sở Y tế tiếp tục gửi thắc mắc này lên Cục Quản lý dược, Bộ Y tế. Cuối cùng, BV Nhân dân 115 cũng phải chấp nhận giá mới, gần 2 triệu đồng/ống thuốc Lipiodol.
Đến ngày 25/12/2014, giá thuốc Lipiodol được Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 1 thông báo tăng lên gần 2,6 triệu đồng/ống. Đến ngày 23/12/2015, thuốc Lipiodol được Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị y tế Hoàng Đức báo giá mới gần 2,9 triệu đồng. Và đến nay, sau một năm, “hàng” hết, các trình dược viên “dự báo” thuốc lại tiếp tục tăng giá, và tăng rất mạnh.
Đại diện Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị y tế Hoàng Đức trả lời lấp lửng: “Giá thuốc do nhà sản xuất là Công ty Guerbet ở Pháp quyết định, còn việc tăng giá chính xác lên bao nhiêu thì chưa có công văn cụ thể. Tuy nhiên, khi tăng giá sẽ phải đăng ký, kê khai lại với Cục Quản lý dược. Việc tăng giá cao thì công ty sẽ trao đổi với nhà sản xuất để tính toán lại. Còn việc khi nào có thuốc thì... chưa biết”.
Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị y tế Hoàng Đức gửi thư ngỏ của ông Guillaume Danecki - Tổng giám đốc Công ty Guerbet của Pháp - đến các BV của Việt Nam để thông báo giá thuốc Lipiodol bán ra sẽ tăng lên trên 250 euro (gần 6,5 triệu đồng/ ống) và mong các BV thông cảm.
Thế nhưng, nhà sản xuất không nêu cụ thể vì sao tăng giá, chỉ giải thích nhu cầu thuốc tăng mạnh nên cần tập trung đầu tư sản xuất. Điều này khó được chấp nhận, việc giá thuốc tăng lên trừ khi nhà sản xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả điều trị, nguyên liệu… của thuốc, chứ không phải vì mở rộng quy mô sản xuất.
(Theo PNO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.