Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Thứ bảy, 18/01/2025, 12:54:22 PM (GMT+7)
Vì sao cây phong ở Hà Nội trụi lá?
(17:04:19 PM 05/01/2021)(Tin Môi Trường) - Chuyên gia nhận định loài cây này không phù hợp với khí hậu Hà Nội và bồn cây ở dải phân cách không phải nơi lý tưởng cho phong lá đỏ phát triển.
>> Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt >> Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"? >> Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh' >> Netzero tour ở xứ dừa
Trước tình trạng hàng phong lá đỏ dọc các tuyến Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Trần Duy Hưng héo úa, cháy lá, lãnh đạo Công ty Công viên cây xanh Hà Nội cho biết việc này không bất thường.
Theo ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó tổng giám đốc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, mùa đông là thời điểm thay lá của cây phong nên việc lá khô, héo năm nào cũng diễn ra.
"Mỗi năm đến mùa này, phóng viên các báo thường gọi điện hỏi tôi, sợ cây phong chết. Nhưng đây là mùa thay lá, đến mùa hè, mùa xuân nó lại tốt", ông Mạnh nói.
Lãnh đạo công ty cũng cho hay đơn vị đang giám sát chặt chẽ tình hình của hàng phong này. Nếu cây có biểu hiện sinh trưởng kém, đơn vị sẽ có biện pháp để xử lý ngay. Ông Mạnh cũng cho biết hiện TP chưa có ý định thay thế hàng cây này sang loại khác.
Lá của cây phong trên đường Trần Duy Hưng bị héo. Ảnh: Quỳnh Trang.
"Hàng cây này là TP được tài trợ và không dùng ngân sách để mua. Chúng tôi đang thí điểm trồng ở Hà Nội để đánh giá khả năng phát triển trong đô thị", ông Mạnh nói.
Trong khi đó, ông Lê Huy Cường, chuyên gia thuộc Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, đánh giá đặc tính của cây phong lá đỏ không phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam và đặc biệt là khu vực đô thị như Hà Nội.
Ông cho rằng loài cây này khi đưa về Việt Nam vẫn có thể sinh trưởng tốt, nhưng cần có những điều kiện chăm sóc rất đặc biệt.
"Đáng lẽ cây này phải được trồng trong công viên, vườn hoa nhưng lại đem trồng ở dải phân cách trên đường. Mùa hè, nhiệt độ mặt đường có thể lên đến 50 độ C thì sao cây ôn đới chịu được", ông Cường phân tích.
Chính vì thế, ông Cường cho rằng dù mùa hè hay mùa xuân thì việc sinh trưởng, phát triển của cây cũng khó khăn. Ông đề nghị TP nên cân nhắc không trồng đại trà loại cây này ở các tuyến phố khác thay cho các loại cây truyền thống.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Mạnh thừa nhận loại cây này không thích hợp trong điều kiện thời tiết nhiệt đới. Các loại cây khi được đưa về trồng đều được đánh giá kỹ và cần có thời gian thích nghi.
Hàng phong lá đỏ nằm trong chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh của Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Năm 2018, gần 100 cây phong lá đỏ được trồng tại dải phân cách tuyến phố Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ.
Hàng cây được kỳ vọng sẽ đẹp giống như khi trồng ở các nước xứ lạnh như Hàn Quốc, Nhật Bản... Tuy nhiên, sau 3 năm, nhiều cây phong lá đỏ trên đường Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh sinh trưởng kém, chết khô, nứt mục thân.
(Sơn Hà /Zing)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.