Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Thứ bảy, 18/01/2025, 11:03:30 AM (GMT+7)
Thừa Thiên-Huế: 90 ha rừng sắp chìm dưới lòng hồ thuỷ điện
(11:21:56 AM 08/10/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Gần 90ha cao su, rừng trồng tại xã Phong Sơn (huyện Phong Điền) đang chết dần khi chuẩn bị chìm hẳn vào lòng hồ thuỷ điện.
>> Vì sao "biệt phủ" xây trái phép ở Thừa Thiên-Huế chưa tháo dỡ? >> "Quả bom chực nổ"-150.000 tấn dầu sắp chìm ngoài khơi Yemen >> Vùng núi phía Bắc có rét đậm, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế có mưa to và dông >> Họp báo nguyên nhân cá chết hàng loạt ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế: Đúng 10 phút ! >> Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế nói về dự án ở đèo Hải Vân
Gần 100 hộ dân đứng trước “bờ vực” tái nghèo
Anh Hồ Đức Năm (thôn Phổ Lai, xã Phong Sơn) vay vốn hàng trăm triệu đồng tại ngân hàng để trồng hơn 3ha cao su tại khu vực gần lòng hồ thuỷ điện Hương Điền từ năm 2006 theo “Chương trình mục tiêu quốc gia về đa dạng hoá nông nghiệp, phát triển cây cao su tiểu điền”. Cứ 1 ha trồng được trung bình 500 cây cao su với tiền mua giống, phân bón, công chăm sóc khoảng 100 triệu đồng. Đến thời kỳ thu hoạch vào cuối năm 2013, nếu bán được mủ cao su thì anh Năm lời 100 triệu đồng/ha.
Một cây cao su gần thu hoạch của anh Hồ Đức Năm đã chết do ngập nước hồ thủy điện Hương Điền
Nhưng từ lúc thuỷ điện Hương Điền tích nước trong hồ đến khi mực nước ngập ngang 50,7m (thời điểm tháng 9/2011), anh Năm đã mất đi 0,4ha cao su vì nước ngập từ 1,5-2m trong diện tích này làm cây chết dần, mủ không có. Nếu theo dự tính thuỷ điện tích nước lên cao trình chuẩn là 58,17m (dự kiến vào cuối năm 2011), anh Năm sẽ mất hết 2ha cao su, lỗ tiền vốn 200 triệu đồng và mất đi khoản lời 200 triệu đồng. Tính cả vốn lẫn lãi, anh Năm mất gần nửa tỷ bạc.
Không riêng anh Năm mà hàng chục hộ khác đang trồng cao su như anh Nguyễn Văn Thắng, Thái Công Sâm, Trần Bảo, Trương Tuyển… tại xã Phong Sơn cũng đang đứng trước nguy cơ mất hết cao su đang đến thời kỳ thu hoạch.
Anh Năm đang chăm sóc những gốc cao su không bị ngập nước với hy vọng vớt vát
Theo thống kê từ UBND xã Phong Sơn, hiện nay có khá nhiều hộ dân đã bỏ hẳn không chăm sóc cao su vì tin chắc cao su sẽ chết khi nước dâng từ hồ thuỷ điện. Một số hộ khác xót của nên vẫn lội nước vào chăm sóc vớt vát đám cao su chưa bị ngập. Đa số hộ trồng cao su đều vay vốn từ ngân hàng vài chục đến vài trăm triệu nên nếu cao su chết hết, sẽ có nhiều hộ dân của xã rơi vào cảnh nợ nần và sẽ tái nghèo.
Ngoài cao su, có gần 30ha rừng trồng theo chương trình WB3 cũng đang đứng trước nguy cơ bị ngập nước toàn bộ. Theo ước tính từ xã Phong Sơn, tổng diện tích cao su và rừng trồng sẽ thiệt hại do bị ngập nước là 87,48ha (ứng với 87 hộ dân) khi thuỷ điện Hương Điền tích đủ nước theo cao trình 58,17m. Trong đó, cây cao su bị thiệt hại nhiều với gần 58ha - ước khoảng gần 6 tỷ đồng.
Một vùng rộng lớn khoảng gần 90ha cao su và rừng trồng sẽ chết hết cuối năm 2011 sau khi chìm vào lòng hồ thủy điện Hương Điền
Về mùa mưa lũ, mực nước của hồ sẽ tăng tối đa lên hơn 61m, chắc chắn sẽ có nhiều hơn nữa diện tích rừng và cao su của người dân bị chết ngập.
Quy hoạch “chồng” quy hoạch, dân khốn đốn
Theo ông Nguyễn Bá Nam, Phó Chủ tịch Kinh tế UBND xã Phong Sơn, sở dĩ có điều trớ trêu như vậy là do quy hoạch mực nước dâng ở lòng hồ thuỷ điện Hương Điền và quy hoạch trồng cao su đã bị chồng nhau. “Phía thuỷ điện khi về quy hoạch không thông báo đến xã. Lúc có quy hoạch rồi thì cũng không công bố với địa phương nên chúng tôi mù tịt thông tin về khu vực quy hoạch thuỷ điện. Vấn đề là ai sẽ chịu trách nhiệm đền bù cho dân: đơn vị quy hoạch hay thuỷ điện?” – ông Nam bức xúc.
Về phần đo đạc, vẽ bản đồ cho cả thuỷ điện và cao su thuộc trách nhiệm về Trung tâm kỹ thuật, Sở TN-MT tỉnh TT-Huế. Trước vấn đề này, ông Đặng Ngọc Minh, PGĐ trung tâm kỹ thuật cho hay: “Chúng tôi chỉ đo đạc rồi vẽ ra bản đồ theo chủ đầu tư giao. Dự án thuỷ điện Hương Điền chúng tôi lập bản đồ địa chính vào giữa năm 2005. Đến năm 2006, chúng tôi hoàn tất bản đồ cao su. Vì lòng hồ thuỷ điện rộng đến hơn 3.600ha, nhưng khi lên đo đạc ở khu quy hoạch cao su (đã bị trùng vào phần thuỷ điện – PV) lại không thấy mốc hay dây cắm của thuỷ điện ở phần đất dân sẽ trồng cao su nên chúng tôi cứ tiến hành làm.
Phía Trung tâm kỹ thuật (Sở TN&MT tỉnh TT-Huế) cho biết khi đi đo đạc không thấy mốc của thủy điện đâu
Theo kinh nghiệm, cũng có nhiều dự án mới quy hoạch xong rồi bỏ dỡ hay xin được cấp đất nhiều, đến khi chính thức khởi động thì lại được cấp đất ít. Cho nên cùng một phần đất, dự án trước làm, đến dự án sau cũng làm nhưng không bị trùng.
Ở đây, điều nhập nhằng là do ban quản lý dự án thủy điện Hương Điền đã không tăng dày mốc tại vùng đất của mình, làm cho người dân và các tổ chức khác không biết khi làm trên phần đất đó”.
Riêng ông Lê Hạ, GĐ Trung tâm Quy hoạch và thiết kế nông lâm nghiệp thuộc Sở NN&PTNT tỉnh TT-Huế - đơn vị chịu nhiệm vụ xác định từng loại đất để quy hoạch đã thừa nhận với PV có thiếu sót và chủ quan khi không rà lại ranh giới của 2 quy hoạch cao su và rừng trồng WB3, dẫn đến một phần diện tích trong tổng số 29,51ha rừng WB3 bị ngập nước.
“Nhiệm vụ của chúng tôi là khảo sát để quy hoạch, xem đất nào làm được để trồng cao su. Lúc làm xong quy hoạch chi tiết cao su vào năm 2006, diện tích trồng là 370ha. Tuy nhiên sau đó do dân thiếu giống nên chỉ trồng được gần 250ha. Phần diện tích còn dư đó khi làm dự án WB3 chúng tôi đã không đo lại kỹ lưỡng mà chuyển vào dự án luôn. Vì có một phần diện tích cao su bị ngập mà diện tích chúng tôi lấy vào dự án lại nằm sát đó nên đã có một phần rừng trồng WB3 bị ngập”.
Ông Lê Hạ, GĐ Trung tâm Quy hoạch và thiết kế nông lâm nghiệp thuộc Sở NN&PTNT tỉnh TT-Huế thừa nhận đã sai sót khi lập quy hoạch dẫn đến bị “chồng” một số diện tích rừng WB3 vào luôn lòng hồ thủy điện
Khi được hỏi về quy hoạch phải cần đối chiếu với mực nước lòng hồ thủy điện ngập lên để tránh thì ông Hạ cho biết là lúc bàn giao mức ngập nước của thuỷ điện thì không có trung tâm của ông. Hiện tại, trung tâm cũng còn rất mù mờ về mực nước thủy điện ngập bao nhiêu mét.
Ông Hạ cũng phản ánh về mốc cắm quá thưa của thuỷ điện tại ranh giới quy hoạch lòng hồ. “Khi đi khảo sát đất trồng cao su, chúng tôi tuyệt nhiên không thấy cột mốc cắm định ranh giới của thuỷ điện. Có thể có mốc nhưng khoảng cách quá xa nên cả đoàn chúng tôi tìm mấy cũng không ra. Thuỷ điện có chức năng quản lý đất của mình mà cắm mốc không ai thấy thì rất tai hại”.
“Thuỷ điện không làm vệ sinh lòng hồ kỹ trước khi xả nước”
Ông Nguyễn Văn Cho, Phó Chủ tịch Kinh tế UBND huyện Phong Điền trao đổi với PV: “Người dân ở xã Phong Sơn đã trồng cao su từ tháng 4/2005. Thuỷ điện Hương Điền được cấp giấy phép xây dựng sau đó 1 tháng. Khi dự án cao su bắt đầu vào năm 2006, các thủ tục đo đạc, thiết kế, xử lý thực bì đã tiến hành.
Khi thuỷ điện nói với huyện năm 2005 sẽ giao tim mốc phân định ranh giới nhưng phải đến tận năm 2007 mới giao xong nhưng chỉ giao trên… giấy tờ với tổng cộng hơn 40 mốc cho một diện tích quá rộng. Trong khi đó dân trồng cao su đã đi vào hoạt động từ năm 2006.
Thuỷ điện đã không tuân thủ triệt để quy tắc trước khi tích nước lòng hồ. Đáng lẽ bên thuỷ điện phải đi kiểm tra và làm vệ sinh, dọn thực bì xung quanh lòng hồ sạch sẽ. Nếu làm kỹ, chắc chắn đã phát hiện ra một diện tích mới trồng cao su cùng rừng WB3 sẽ ngập nước và sẽ có cách xử lý hiệu quả ngay từ lúc đó. Chính vì không kiểm tra kỹ nên mới có chuyện này xảy ra”.
"Thủy điện Hương Điền đã không làm vệ sinh hồ chứa kỹ trước khi xả nước" - ông Nguyễn Văn Cho, Phó chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết
Cũng từ khi bắt đầu có dấu hiệu ngập nước từ lòng hồ thuỷ điện vào vùng trồng cây cao su và rừng WB3, đoàn làm việc của huyện Phong Điền đã đi thực địa vào năm 2010 nhưng tìm “đỏ mắt” vẫn không thấy mốc phân định ranh giới của thuỷ điện.
Đến tháng 6/2011, kể cả khi có người của BQL dự án thuỷ điện Hương Điền dẫn đoàn thực địa để tìm ranh giới nhưng cũng đành “bó tay” khi cột mốc không có.
Phần diện tích cao su (màu gạch nhạt) và rừng trồng WB3 (hồng) đang dần bị nước dâng lên ngập (màu trắng) - Bản đồ dự kiến vùng bị ngập bởi thủy điện Hương Điền ở xã Phong Sơn
Hiện tại, UBND huyện Phong Điền đã tạm dừng giải ngân vốn ngân hàng với các hộ có cao su bị ngập vì đằng nào cây cao su cũng sẽ chết. Đồng thời, sẽ họp lại với các bên có liên quan để xác định một lần nữa số lượng cây cao su bị thiệt hại nhằm đề xuất tỉnh TT-Huế có phương án chỉ đạo xác định bên nào sẽ có trách nhiệm chính đền bù cao su chết cho dân.
Đại Dương (Dân trí)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.