Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Chủ nhật, 24/11/2024, 00:10:58 AM (GMT+7)
"Tan nát" Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Kar, Đắk Lắk
(10:27:50 AM 12/05/2018)(Tin Môi Trường) - Hơn 10 ha rừng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Kar, tại tiểu khu 1023, xã Bình Hòa, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) vừa bị "cạo trọc". Các vụ phá rừng diễn ra ngang nhiên trong một thời gian dài nhưng các ngành chức năng không hề hay biết.
>> Bà Rịa - Vũng Tàu: Xẻ tan nát núi Thị Vải để xây dựng trái phép >> Sóc Sơn tan nát với gần ngàn công trình trái phép >> Tiếng kêu tuyệt vọng từ sông Đồng Nai:Tan nát đôi bờ >> Một cá thể gấu chó và hai cá thể khỉ ở tỉnh Đắk Lắk đã được cứu hộ >> Chuyển đổi rừng khộp sang trồng cao su ở Đắk Lắk - lợi ít hại nhiều
Nhận thông tin từ người dân về vụ phá, đốt rừng trên quy mô lớn tại tiểu khu 1023, xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, ngày 9/5 phóng viên đã tìm về địa phương này. Từ UBND xã Bình Hòa men theo con đường đất độc đạo gần 2 tiếng đồng hồ, phóng viên mới đến được Trạm Kiểm lâm số 8 (Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Kar).
Dừng chân tại trạm 10 phút, sau đó tiếp tục đi bộ khoảng 2 km nữa, chúng tôi đã đến được điểm phá rừng đầu tiên. Diện tích rừng bị phá và lấn chiếm hơn 4 ha (người dân địa phương gọi đây là khu Láng Ma). Tại hiện trường nhiều thân cây gỗ có đường kính từ 40-60 cm đã bị đốn hạ, còn trơ gốc. Tại các vị trí cây rừng bị đốn hạ, các đối tượng đã cho đào đất, trồng cà phê, hồ tiêu. Một số diện tích rừng vẫn đang bị đốt cháy âm ỉ.
Theo chân người dẫn đường đi bộ thêm 1 tiếng nữa chúng tôi đến được điểm phá rừng lớn hơn với diện tích khoảng 7 ha. Việc tiếp cận khu vực này khá khó khăn do địa hình nhiều dốc thẳng đứng, một bên tiếp giáp với Sông Krông Ana. Sau hơn 30 phút leo đồi dốc chúng tôi đã mục sở thị điểm phá rừng (người dân địa phương gọi là đỉnh Thiên Đã). Từ đỉnh Thiên Đã, cây gỗ to nhóm IV, V, VI vừa bị đốn hạ, lâm tặc đã vận chuyển đi phần thân gỗ, để lại gốc. Dấu vết tại hiện trường cho thấy vụ phá, đốt rừng này vừa mới xảy ra khoảng 1 đến 2 ngày trước, do nhiều gốc cổ thụ bị đốt vẫn còn đỏ lửa.
Theo quan sát của phóng viên, việc khai thác gỗ tại khu vực này rất khó khăn do địa hình hiểm trở, tuy nhiên do vị trí giáp ranh với sông Krông Ana nên rất thuận lợi cho các đối tượng tẩu tán, vận chuyển gỗ trái phép bằng đường sông.
Cùng ngày, rời tiểu khu 1023 chúng tôi về Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Kar, ông Dương Bá Cường, Phó Giám đốc Khu Bảo tồn cho biết, tiểu khu 1023 được giao cho Trạm kiểm lâm số 8 quản lý. Tại tiểu khu này có 10 hộ (đồng bào Mông) làm nhà sinh sống, ngoài ra còn có 27 hộ dân từ các địa phương khác sang xâm canh đất rừng từ nhiều năm nay. Ban Quản lý Khu Bảo tồn đã nhiều lần có văn bản đề nghị huyện Krông Ana, xã Bình Hòa, di dời các hộ dân ra khỏi rừng, nhưng chưa thực hiện được.
Sau đó, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Nhật, Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Kar khẳng định, thời gian qua đơn vị đã chỉ đạo quyết liệt xử lý các điểm lấn chiếm, khai thác rừng trái phép. Về việc hủy hoại, xâm lấn rừng tại tiểu khu 1023, hiện đơn vị chưa rõ. Chúng tôi sẽ cử lực lượng đi kiểm tra, khảo sát lại địa điểm các đối tượng lấn chiếm hủy hoại rừng, nếu phát hiện có dấu hiệu buông lỏng quản lý chúng tôi sẽ xử lý theo quy định.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Kar có diện tích 20.932,3 ha, nằm trên địa 6 xã thuộc hai huyện Lắk và Krông Ana. Các vụ phá, đốt rừng diễn ra ngang nhiên, thậm chí cả ban ngày, trong một thời gian dài, tuy nhiên lực lượng chức năng bảo vệ rừng vẫn... thờ ơ.
Phạm Cường -TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 88 cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- Ba cây ở Hà Trung - Thanh Hóa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- 9 cây Giáng hương ấn tại Làng sinh thái Hương Trà - Quảng Nam là Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.