Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
"Nói người bên Lào sang phá rừng pơ mu là chủ quan"
(17:46:35 PM 18/07/2016)Sáng 18-7, nhiều cơ quan báo chí đã có buổi trao đổi với đại tá Dương Hoài Nam, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Nam, xung quanh nghi vấn lực lượng biên phòng tiếp tay cho lâm tặc phá rừng pơ mu ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Đại tá Dương Hoài Nam nhận định, tình hình diễn biến rất nóng và phức tạp. Hiện các bộ phận liên quan của biên phòng có báo đã phát hiện thêm 3-4 điểm ở trong khu vực của địa bàn do BĐBP quản lý. Chỗ gần trạm hải quan cũng có, chủ yếu là nhà dân. Số lượng cơ quan nghiệp vụ nắm khoảng 15 m3, được phát hiện sau này (sau thời gian phát hiện 28 m3 gỗ pơ mu ngày 9-7 – PV).
Ông Nam cũng cho biết các bãi tập kết gỗ sau này phát hiện chỉ cách hàng rào Trạm Kiểm soát Biên phòng Cửa khẩu Đắc Ốc (thuộc Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu La Dêê) 15 m và nằm trong một cái nhà vô chủ. Ngày xưa nó là một cái quán bán tạp hóa.
Trả lời thắc mắc về việc lực lượng biên phòng ở gần đó sao không biết vụ việc, ông Nam cho rằng nếu biết thì lực lượng biên phòng sẽ tạm thu lập biên bản. Biết mà không làm thì đâu phải là lính biên phòng. Cho nên là về quan điểm vụ việc này là vụ việc nghiêm trọng. “Bản thân BĐBP cũng nhận thấy đây là trách nhiệm rất nặng nề đối với biên phòng Quảng Nam nói chung và lực lượng làm nhiệm vụ ở khu vực biên giới nói riêng. Đặc biệt là cái trạm kiểm soát Đắc Ốc”, ông Nam nói.
Gỗ pơ mu bị phá chất cao như núi
Ông Nam cũng cho biết thêm, sau khi phát hiện vụ việc đã chỉ đạo trực tiếp phòng điều tra tội phạm và ma túy cũng như cơ quan thanh tra, cơ quan chính trị của biên phòng Quảng Nam lên điều tra ngay từ hôm 11-7. Hiện đang nắm bắt, nghiên cứu, chỉ đạo, xác minh để làm rõ chuyện nội bộ cũng như trách nhiệm rồi mới xử lý.
Cũng theo ông Nam việc số gỗ tập kết gần trạm biên phòng mà không biết cũng có phần vô trách nhiệm của anh em nắm địa bàn. Mặc dù nhiệm vụ chính của trạm là nhiệm vụ xuất nhập, hoạt động qua lại cửa khẩu, nhưng việc xảy ra trên địa bàn bàn anh quản lý thì anh phải kịp thời phát hiện và xử lý mọi tình huống. Ở đây là thiếu trách nhiệm, làm không hết trách nhiệm.
Gỗ pơ mu được phát hiện ngay sát vách trạm biên phòng
Ông Nam cũng giải thích việc Thượng tá Nguyễn Tấn Lạc, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu La Dêê có nhận định rằng lâm tặc không thể là người địa phương vì khu vực này được kiểm soát nghiêm ngặt mà có thể là người từ Lào sang, nhận định như thế là không sát, chủ quan. “Đã là tội phạm thì không ai lại đi đường chính mà họ lách rừng, đi những vị trí ít người đi lại rồi bí mật khai thác, vận chuyển. Anh Lạc nói như thế không chuẩn”, ông Nam nhấn mạnh.
Nhiều gốc pơ mu trăm tuổi bị lâm tặc triệt hạ
Ông Nam cũng nêu rõ, quan điểm của lãnh đạo BĐBP Quảng Nam là phải điều tra, xác minh làm rõ, ai vi phạm sẽ có hình thức kỷ luật nặng nhất là tước quân tịch, tước danh hiệu sĩ quan. Phải kiên quyết để thực hiện chủ trương của Đảng là đóng cửa rừng. Tuy nhiên, việc điều tra, xác minh, làm rõ để xử lý đúng luật, đúng người, đúng tội đó là cả một quá trình không phải một sớm một chiều.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.