Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Nhiều vạt rừng nguyên sinh tại Đắk Nông bị tàn phá, xâm chiếm
(17:03:51 PM 30/07/2016)Từ nguồn tin báo của người dân, phóng viên đã đến hiện trường và tận mắt chứng kiến cảnh tượng phá rừng ở địa phận thôn 9, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Vị trí rừng bị tàn phá chỉ cách UBND xã Trường Xuân khoảng 7km về hướng Đông Bắc, đường đi vào khá thuận lợi. Ghi nhận tại hiện trường cho thấy diện tích rừng bị phá rất lớn lên tới hàng trăm ha, trải dài qua nhiều quả đồi. Những vạt rừng nguyên sinh bị tàn phá tan hoang. Những cây gỗ lớn, có giá trị được lâm tặc xẻ phách phần nạc mang đi tiêu thụ, còn lại gốc ngọn nằm chỏng chơ. Ở nhiều chỗ mùn cưa còn mới và có nhiều phách gỗ chưa kịp lấy đi. Loại cây ít giá trị hơn thì bị các đối tượng cắt, xẻ làm trụ để trồng tiêu hoặc đốt cháy nham nhở.
Nhiều vạt rừng nguyên sinh bị tàn phá, xâm chiếm
Trắng trợn hơn, sau khi tận thu gỗ, các đối tượng phá rừng còn mang cả xe máy múc vào để mở đường, san lấp mặt bằng dựng nhà và múc hố trồng chuẩn bị trồng cây. Ngay trên đất rừng vừa bị phá, hàng chục nghìn trụ tiêu đã được chôn nhưng chưa kịp xuống giống. Bên cạnh tình trạng phá rừng, hoạt động bán đất lâm nghiệp cũng diễn ra công khai. Người dẫn đường cho chúng tôi cho biết, một héc ta rừng sau khi bị đốn hạ (chưa dọn đốt) được các đối tượng rao bán với giá 180 triệu đồng. Còn một héc ta rừng đứng được bán với giá khoảng 100 triệu đồng cho những ai có nhu cầu đất sản xuất. “Vào mùa khô, rừng bị cưa hạ nằm ngổn ngang như mía. Đất rừng mà chúng rao bán như đất vườn nhà”, người dân bức xúc nói.
Ở nhiều khoảnh rừng vừa bị triệt hạ xen lẫn bên những gốc cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm là những cây sắn, cây tiêu đang nhú chồi. Theo người dân địa phương, tình trạng phá rừng ở đây diễn ra ngang nhiên, có tổ chức và kéo dài trong nhiều năm qua, gây bức xức trong dư luận. Thế nhưng chẳng thấy lực lượng chức năng tuần tra, bảo vệ hay có động thái ngăn chặn kịp thời mà để tình trạng phá rừng, xâm lấn và mua bán đất lâm nghiệp trái phép ngày càng diễn biến phức tạp hơn.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Quốc Thụy, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân, huyện Đắk Song thừa nhận có việc phá rừng trên địa bàn xã. Diện tích rừng bị phá nằm ở khoảnh 2 và 5 Tiểu khu 1676 thuộc địa bàn thôn 9, tiếp giáp với lâm phần của Công ty Lâm nghiệp Đắk N’Tao; phần lớn rừng bị phá trước khi doanh nghiệp chuyển về cho địa phương quản lý. Mục đích phá của các đối tượng chủ yếu để lấy đất sản xuất. Ông Thụy cho biết, năm 2010, UBND tỉnh Đắk Nông có quyết định cho Công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ MDF Long Việt (địa chỉ xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song) thuê diện tích đất rừng ở tiểu khu 1676 để thực hiện dự án sản xuất nông lâm nghiệp. Thế nhưng đơn vị này quản lý, bảo vệ không nổi nên đã trả lại cho tỉnh và tỉnh giao cho địa phương quản lý. Sau khi khoanh vẽ lại, từ cuối năm 2015, UBND xã Trường Xuân đã làm hợp đồng giao khoán 60 ha rừng cho 3 hộ dân thôn 9 quản lý, bảo vệ. Tuy nhiên, hợp đồng giao khoán thực hiện năm một và chưa mang lại nhiều lợi ích nên các hộ chưa mặn mà.
Nhận thức được tình trạng phá rừng, xâm chiếm, buôn bán đất lâm nghiệp trên địa bàn diễn ra công khai, phức tạp nhưng theo lãnh đạo xã Trường Xuân việc quản lý, xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Số đối tượng phá rừng đông, phá có tổ chức và rất manh động trong khi đó lực lượng thực thi công vụ mỏng. Nhiều lần, công an và kiểm lâm địa bàn đã giáp mặt chúng nhưng không thể làm gì. Hơn nữa chúng lợi dụng các ngày nghỉ để tổ chức phá rừng và canh tác nên khó phát hiện. “Cách đây hơn một tháng, UBND xã đã giao cho lực lượng công an xã, kiểm lâm địa bàn phối hợp với Cảnh sát môi trường huyện tiến hành lập hồ sơ, điều tra các đối tượng phá rừng để xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có báo cáo cụ thể.”, ông Thụy cho biết thêm.
Rừng giao cho doanh nghiệp mất, giao về địa phương quản lý, bảo vệ cũng mất. Nếu không có biện pháp quyết liệt để ngăn chặn tình trạng này thì chẳng bao lâu nữa xã Trường Xuân sẽ hoàn thành "chỉ tiêu phá rừng”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.