Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Thứ bảy, 18/01/2025, 18:28:45 PM (GMT+7)
Nhiều nơi rừng chỉ còn... trên giấy
(22:01:40 PM 01/11/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) – “Tiến độ phá rừng hiện nay nghe mà đau lòng”, “Từ trực thăng nhìn xuống đúng là không còn thấy rừng nữa”, “Có nơi rừng chỉ còn trên giấy”… Những lời than của các đại biểu khiến không ít người giật mình về hiệu quả chương trình 5 triệu ha rừng.
>> Vụ phá rừng mở đường ở Quảng Ngãi: Tập đoàn Đèo Cả có liên quan? >> Biết lâm tặc phá rừng, địa phương vẫn bó tay >> Chuyện thật như đùa ở Bình Định: Doanh nghiệp phá rừng, huyện báo cáo lấn chiếm đất! >> Chuyện thật như đùa ở Bình Ðịnh: Phá rừng do... nhầm lẫn !? >> Bà Rịa - Vũng Tàu: Xẻ tan nát núi Thị Vải để xây dựng trái phép
Thảo luận về báo cáo tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại các đoàn đại biểu Quốc hội hôm nay (1/11) ghi nhận nhiều con số, nhiều thực trạng xót xa về hiện trạng giữ, bảo vệ rừng.
Báo cáo tổng kết dự án một ngày trước đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, các mục tiêu của dự án đã cơ bản hoàn thành.
Bộ trưởng Cao Đức Phát: "Độ che phủ rừng đã tăng lên mức 39,5%" (ảnh: Việt Hưng).
Một số con số đáng chú ý là độ che phủ rừng tăng từ 32% năm 1998 lên 39,5% năm 2010. Cả nước đã giao 9.999.892ha trên tổng số 16,24 triệu ha quy hoạch làm đất lâm nghiệp. Đến năm 2010 trữ lượng gỗ của cả nước là 935,3 triệu m3, tăng 24,4% so với 1998… Bên cạnh đó, diện tích rừng mất do các hành vi vi phạm lâm luật và bị thiệt hại do cháy rừng cũng có xu hướng giảm.
Về những tồn tại, hạn chế, Chính phủ nhận định, việc chặt phá khai thác rừng trái phép, cháy rừng, xâm lấn rừng, chống người thi hành công vụ xảy ra nghiêm trọng ở một số địa phương, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép kết thúc dự án sau 13 năm thực hiện.
Tỏ ý nghi ngờ những con số thống kê, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Thanh (Quảng Nam) thành thật nói về việc mất rừng “nhìn thấy được” ở địa phương mình: “Nhìn xa xa thấy xanh lét xanh le thì bảo độ che phủ cao chứ phía trong ai biết được là thế nào. Rừng đã “rỗng ruột” bởi gỗ quý đã bị khai thác cạn kiệt”.
Đại biểu Ngô Ngọc Bình (TP.HCM) cũng dẫn chứng thực tế tình hình ở tỉnh Bình Phước, nơi ông từng đóng quân, “rừng vây quân thù”. Nhưng hiện tại, ở Bình Phước chỉ còn một cụm rừng ở vườn quốc gia Bù Gia Mập. Ông Bình khái quát tình hình chung, dọc theo biên giới với Campuchia đều không còn rừng.
"Đi trực thăng, nhìn từ trên xuống đúng là không còn thấy rừng nữa. Con số hiện nay có lẽ chỉ là tổng hợp để báo cáo thôi, hoặc là chưa tách các diện tích cây xanh với cây công nghiệp" – đại biểu băn khoăn.
Đại biểu Đặng Vương Tuấn (Bến Tre) cũng than "tiến độ phá rừng hiện nay nghe mà đau lòng". Ông Tuấn nêu nghi vấn, tình trạng phá rừng không giảm như báo cáo của Bộ NN&PTNT. Những thống kê về tình trạng cháy rừng, theo đại biểu, cũng “nhẹ nhàng” hơn thực tế.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) nói thẳng ý không tin thống kê về thành tích trồng rừng vì thực tế con số này bị biến dạng. Ông Lịch kiến nghị Quốc hội có chương trình giám sát để xem có đúng còn mấy chục phần trăm diện tính có rừng che phủ không hay chỉ còn trên giấy tờ.
"Nhìn xa thấy xanh lét xanh le, biết đâu rỗng ruột vì gỗ quý bị khai thác cạn kiệt".
Bác các lý do khách quan, nhiều đại biểu chỉ ra nguyên nhân nạn phá rừng, tình trạng để mất rừng là do con người.
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Thanh tỏ ý chia sẻ với lực lượng giữ rừng khi dẫn chứng ở địa phương mình, cán bộ phụ trách kiểm lâm ở cấp thôn chỉ hưởng phụ cấp 120.000đ/tháng. Nếu mỗi bữa trưa ở trong rừng chỉ ăn 2 gói mỳ tôm… sống, giá đã là 20.000đ vì khu vực rừng núi đi lại khó khăn, giá hàng thường đắt gấp đôi thành phố.
Mỗi hộ được khoán bảo vệ rừng với giá 50.000đ/ha/năm, bà Thanh quy đổi mua được nửa cân cá. Mỗi tháng 120.000đ, mỗi năm ăn nửa cân cá – theo đại biểu không thể là chất xúc tác để làm việc, để giữ rừng.
Đại biểu Ngô Ngọc Bình cũng đồng tình với phân tích chế độ lương cho kiểm lâm chuyên trách cũng chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng, không thể sống để giữ rừng. Vậy nên, lý do mất rừng không phải do thiên tai, thời tiết mà chính do con người tàn phá.
Đặt vấn đề trách nhiệm của địa phương để xảy ra tình trạng khai thác gỗ lậu, phá rừng, tấn công kiểm lâm, đại biểu Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận) lý luận, cây gỗ chứ không phải cây kim vì chặt xong phải khai thác, chuyên chở, tiêu thụ, chính quyền không thể không biết.
Nhiều đại biểu đề nghị khi kết thúc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thì cần có chương trình tiếp theo để giữ rừng song vấn đề gốc rễ nhất là làm sao để kinh tế rừng phát triển mà rừng vẫn được bảo vệ, người dân sống được với rừng để giữ rừng, bảo vệ rừng vẫn chưa có kế sách khả quan.
P.Thảo (Dân trí )
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.