Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Chủ nhật, 23/02/2025, 06:16:23 AM (GMT+7)
Hai cây sala cổ nhất Huế nở hoa trong lễ Phật đản 
(20:23:25 PM 05/05/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Hai cây sala cổ thụ của chùa Tăng Quang (đường Nguyễn Chí Thanh, TP Huế) trổ bông rực đỏ như chào mừng sự kiện đức Phật đản sinh. Nhiều câu chuyện thú vị về loài cây gắn liền với nhà Phật được PV ghi lại.
Đến chùa Tăng Quang trong sáng rằm tháng tư năm nay như thấy bình yên và lòng lắng lại dưới tán cây sala đầy hoa đỏ trước chánh điện. Ngôi chùa có tuổi đời trên 50 năm, xây theo phong cách Phật giáo nguyên thủy, được ôm trùm bởi bóng mát của 2 cây sala to nhất, đẹp nhất Huế.
Hai cây sala trong sân chùa Tăng Quang
Sau khóa lễ cúng niệm rằm tháng tư, tỳ kheo Tánh Hiền, trụ trì chùa Tăng Quang từ từ kể: “Theo Phật sử, cây sala hay còn gọi là cây vô ưu là nơi Đức Phật đã sinh ra. Sau khi Đức Phật tu đắc đạo, đến tuổi già, ngài nhập niết bàn tại khu rừng Usinara đầy cây sala, lúc đó ngài nằm giữa 2 cây sala hay còn gọi là song thụ. Vì thế, sala gắn mật thiết với hình ảnh của Đức Phật.
Cây sala tại chùa Tăng Quang được 1 ngài tăng thống của Phật giáo nguyên thủy Việt Nam cùng chư tăng phật tử qua Ấn Độ xin giống cây về trồng từ Huế vào miền Nam cách đây gần 60 năm. Tăng Quang là chùa đầu tiên ở Huế có được cây sala. Trải qua thời gian, bị bão đánh gãy một vài lần, nhưng cây vẫn ngày càng tươi xanh, tỏa bóng mát và hoa thơm ngát”.
Hoa sala nở ra từ thân cây
Tỳ kheo Tánh Hiền cho biết thêm là cây sala kết hoa rất lạ, từ gốc cây lên ngọn và mọc suốt từ tháng 3 đến hết tháng 9 âm lịch mỗi năm. Hoa sala thơm, có màu đỏ, cứ mọc từ sáng đến trưa là rụng cho hoa kế tiếp mọc lên. Hoa có thể phơi khô và uống với nước có thể chữa bệnh. Từ ngày có cây sala, chim chóc đến trú lại rất nhiều, làm cho cả không gian chùa thêm vui tươi. Các chùa khác hay đến chùa Tăng Quang xin giống về trồng. Nhiều nhất là chùa Huyền Không Sơn Thượng ở Huế đã trồng được 1 đồi cây sala nhỏ, vài năm tới lớn lên hoa sẽ nở rất đẹp.
Cận cảnh loài hoa gắn với Đức Phật
Hãy cùng lắng lòng trước 2 cây sala cổ thụ:
Hai cây sala già nhất Huế có tuổi đời hơn 60 năm
Tỳ kheo Tánh Hiền chụp ảnh với các Phật tử nhí bên gốc sala có nguồn gốc từ Ấn Độ
Những chùm hoa sala đỏ treo lủng lẳng
Hoa có cánh đỏ, nhụy vàng
Những hoa non mọc đầy cả thân cây
Tỏa hương thơm ngát
Một bông sala vừa rời cành
Cánh hoa rụng đầy sân chùa nắng vàng
Ánh đạo vàng
Hòa lẫn vào màu cờ Phật giáo
Hoa mọc từ dưới lên trên
Vươn mình trong ánh sáng
Hoa sala mọc suốt trong 6 tháng ròng, từ tháng 3 đến tháng 9 Âm lịch mỗi năm
Hoa tạo thành những dây hoa xoắn đặc trưng
Các em nhỏ nô đùa dưới bóng mát của cây sala hiền hòa, đặc trưng cho nhà Phật. Tuổi thơ của các Phật tử nhí này sẽ in dấu kỷ niệm sala - loài hoa đẹp có gốc từ Ấn Độ được đưa sang bởi công lao của các nhà sư Việt Nam nhằm cho nhiều người không qua được xứ Phật sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng.
Theo Dân trí
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
-
Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
-
Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
-
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
-
Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
-
Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
-
Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
.jpg)