»

Chủ nhật, 24/11/2024, 13:57:58 PM (GMT+7)

Thừa Thiên - Huế: Khánh thành Đài Thiên văn cổ nhất Việt Nam

(20:06:17 PM 21/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Chiều 21/9 Trung tâm bảo tồn Di Tích Cố Đô Huế phối hợp cùng Viện Khoa học công nghệ xây dựng - Bộ xây dựng, tổ chức lễ khánh thành công trình: Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài.

Di tích Quan Tượng Đài nằm ở phía tây nam Kinh thành, hiện thuộc địa bàn phường Thuận Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Quan Tượng Đài được triều đình nhà Nguyễn xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 8 (1827), là nơi xem thiên văn, khí hậu, quan sát các hiện tượng thiên nhiên, sau đó những thông tin này được chuyển về Khâm Thiên Giám xử lý đưa ra kết quả như dự báo thời tiết, làm lịch, xem ngày.

 


Quan Tượng Đài là công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học

 

Những kết quả dự báo từ Quan Tượng Đài đã chứng minh sự quan tâm của triều đình nhà Nguyễn đối với đời sống xã hội, cuộc sống nhân dân, là một bước tiến rõ rệt về khoa học kỹ thuật thời bấy giờ. Trải qua thời gian và đặc biệt với những ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh, hiện nay, cũng như nhiều công trình di tích khác, các hạng mục kiến trúc chính ở di tích quan Tượng Đài đã bị triệt giải, đều trở thành phế tích.

 

Gắn liền với hệ thống Kinh thành Huế, cũng như các công trình kiến trúc khác trong khu vực Kinh thành và Hoàng thành, di tích Quan Tượng Đài là công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đã được tổ chức văn hóa giáo dục Liên hiệp quốc - UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Với gần 200 năm lịch sử tồn tại, dưới các tác động của thiên nhiên, con người và thời gian... di tích Quan Tượng Đài đã bị phá hủy.

 

Công trình tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài đã được khởi công vào tháng 10/2012. Với mục tiêu quan trọng nhất: Tu bổ, phục hồi một đài thiên văn cổ nhất và duy nhất còn lại, có hình thức độc đáo, ẩn chứa nhiều tính khoa học nhất của Việt Nam.

 

Công trình tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài thuộc dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế, có tổng mức đầu tư 3,8 tỷ đồng, thời gian thi công 300 ngày, do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Chi nhánh Miền Trung thực hiện. Công trình tập trung vào các phần việc chính: Phục hồi đình Bát phong, gia cường các vết nứt trên thân đài, gắn liền với tổng thể hệ thống Kinh thành Huế. Từng bước góp phần hoàn thiện bộ mặt kiến trúc của tổng thể hệ thống kinh thành…

THUẬN HÓA (báo PNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thừa Thiên - Huế: Khánh thành Đài Thiên văn cổ nhất Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”

Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”

(Tin Môi Trường) - “Muối của rừng” - một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sẽ được tái hiện đầy sống động trên sân khấu của Chương trình biểu diễn Kịch hình thể gây quỹ Mắt Rừng tối ngày 05/12.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI