Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Thứ bảy, 18/01/2025, 19:28:32 PM (GMT+7)
Cây đa có bộ rễ "khủng"... giá bạc tỉ
(19:11:30 PM 08/04/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Dù có người trả giá lên đến 1,7 tỉ đồng cho cây đa có bộ rễ khủng, độc nhất vô nhị, nhưng gia đình anh Giáp nhất quyết không bán vì đó là vật kỷ niệm gia đình mang theo trong những ngày vào Nam lập nghiệp.
>> Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định >> Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp >> Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp? >> Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam >> Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Dù được trả giá rất cao, gia đình anh Giáp nhất quyết không bán cây đa kỷ niệm
Anh Lê Huy Giáp quê gốc Nam Định. Năm 1995, anh theo cha mẹ vào Nam lập nghiệp. Khi đó, hành trang mang theo của gia đình là 1 cây xanh lá liễu và 1 cây đa Búp Đỏ (cùng giống đa Tân Trào).
Đến vùng đất biên giới khô cằn ở ấp Tân Thanh, xã Tân Phú, huyện Tân Châu, Tây Ninh, gia đình anh theo nghề trồng cây kiểng và cây đa Búp Đỏ, vật kỷ niệm của quê nhà được cha anh đặt biệt quan tâm, chăm chút.
Để cây đa có được bộ rễ “độc”,anh Giáp cùng cha là ông Lê Ngọc Trữ phải mất nhiều tháng trời để chặt một bụi tầm vông đem về, đắp đất lên tạo thành một cái nhà hai mái, cao 2 m. Sau đó, ông đem cây đa trồng lên mái nhà rồi chăm bón, uốn nắn cho cây đa mọc rễ trùm lên mái nhà, xung quanh để một khoảng trống như cửa ra vào.
Bộ rễ cây đa có đường kính 5 m
Ngay giữa trưa hè nắng nóng, bên trong bộ rễ, không khí mát lạnh
Sau 17 năm được chăm sóc chu đáo, bộ rễ của cây đa đã thành hình, rũ xuống, đan xen nhau tạo thành một mái vòm, đẹp mê hồn.
Theo anh Giáp, hiện cây đa cao khoảng 20 m, đường kính bộ rễ rộng 5 m, chiều cao bên trong khoảng 2,6 m. Trưa nóng có thể mắc 2-3 cái võng bên trong để nghỉ ngơi.
Dù cây đa nằm ở một nơi hẻo lánh nhưng tiếng lành đồn xa, rất nhiều người ở các địa phương khách đến chiêm ngưỡng và trả giá cao ngất trời từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng nhưng gia đình anh Giáp vẫn từ chối.
"Cha tôi quý cây đa này lắm, ông nói, nhìn nó để đỡ nhớ cảnh quê nhà với cây đa, giếng nước. Bởi vậy, dù ai trả giá cao thế nào cha tôi cũng không bán. Như năm rồi, có người trả giá lên đến 1,7 tỉ đồng nhưng vẫn ông vẫn lắc đầu".
Anh Giáp cho biết sẽ uốn nắn cây đa thành một ngôi nhà nghỉ mát Thuỷ Tạ
Phút nghỉ ngơi dưới bộ rễ đa của ông Trữ, cha anh Giáp. Ảnh: Đại Dương
Anh Giáp cho biết, hiện nay phần rễ phía trên đã cố định. Với ý tưởng xây dựng cây đa như một ngôi nhà nghỉ mát Thủy Tạ theo thuyết âm – dương hài hòa, anh sẽ nâng gốc đa lên cao khoảng 1m bằng cách đào một đường rãnh vòng gốc đa. Sau đó, tiếp tục phát triển bộ rễ phía dưới rộng ra, rồi cho nước vào rãnh, xây một chiếc cầu bắc qua. Phần ngọn thì sẽ cắt tỉa dần các cành nhánh để chỉnh sửa tán cây thành hình tròn như một chiếc dù.
Anh Giáp cho biết, hiện nay phần rễ phía trên đã cố định. Với ý tưởng xây dựng cây đa như một ngôi nhà nghỉ mát Thủy Tạ theo thuyết âm – dương hài hòa, anh sẽ nâng gốc đa lên cao khoảng 1m bằng cách đào một đường rãnh vòng gốc đa. Sau đó, tiếp tục phát triển bộ rễ phía dưới rộng ra, rồi cho nước vào rãnh, xây một chiếc cầu bắc qua. Phần ngọn thì sẽ cắt tỉa dần các cành nhánh để chỉnh sửa tán cây thành hình tròn như một chiếc dù.
"Cũng phải 10 năm nữa cây đa mới thành hình hoàn thiện như vậy. Chúng tôi chăm chút cho cây đa này không phải để bán mà để giăng võng nghỉ ngơi hoặc uống trà, đối ẩm cùng bạn bè sau những giờ làm việc mệt nhọc".
Tin-ảnh: Ng. Diêu/ NLĐ
Ý kiến bạn đọc về: Cây đa có bộ rễ "khủng"... giá bạc tỉ
-
ngọc tú (17:18:26 PM 15/04/2012)đẹp quá
bộ rễ cây đẹp quá! mà địa chỉ của anh Giáp với cây đa hiện tại là ở đâu nhỉ?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.