Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Cây có thực sự biết nghe?
(16:56:13 PM 23/06/2012)Trong thực tế, thực vật được biết đến có nhiều giác quan mà con người sở hữu: chúng có thể cảm nhận được những biến động về mức độ ánh sáng, "ngửi" được các hóa chất trong không khí và "nếm" chúng trong đất. Thậm chí, chúng còn sở hữu khả năng xúc giác để phát hiện sự rung lắc từ những cơn gió mạnh.
Song, tuyên bố gây tranh cãi nhất là thực vật có thể nghe được, một ý tưởng có từ thế kỷ 19.
Kể từ đó đến nay, chỉ một số ít nghiên cứu khẳng định thực vật phản ứng với âm thanh, cổ xúy cho những nhận định nghe có vẻ phi thực tế rằng trò chuyện với cây sẽ giúp chúng tăng trưởng.
|
Theo trang tin New Scientist, một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Tây Úc do chuyên gia Monica Gagliano chủ trì đã cho hạt ớt tiêu (Capsicum annuum) vào 8 chiếc đĩa được xếp thành vòng tròn quanh một cây tiểu hồi hương (Foeniculum vulgare). Loài cây này giải phóng các hóa chất vào không khí và đất để làm chậm sự tăng trưởng của những cây trồng khác.
Ở một số thiết lập (set-up), cây tiểu hồi hương được bỏ trong hộp kín để ngăn hóa chất tiếp cận với hạt giống ớt. Các thử nghiệm khác cũng sử dụng hộp nhưng không có tiểu hồi hương bên trong. Ở mỗi trường hợp, toàn bộ thiết lập được bịt kín bằng hộp cách âm để ngăn chặn sự can thiệp của những tín hiệu bên ngoài.
Đúng như dự đoán, các hạt giống ớt tiếp xúc với tiểu hồi hương nảy mầm chậm hơn khi không có mặt cây tiểu hồi. Điều ngạc nhiên là khi tiểu hồi có mặt nhưng bị bịt kín thì hạt ớt nảy mầm nhanh hơn cả. Các nhà nghiên cứu đã lặp lại thử nghiệm với 2.400 hạt giống ớt ở 15 hộp và thu được kết quả tương tự, cho thấy những hạt giống này đã phản ứng đáp lại một dạng tín hiệu nào đó.
Bà Gagliano tin rằng các hạt giống ớt đã dự đoán sự xuất hiện của các hóa chất vốn làm chậm sự tăng trưởng của chúng. Để đối phó, chúng trải qua một sự tăng trưởng bứt phá. Do chiếc hộp bao quanh tiểu hồi hương đã ngăn chặn những tín hiệu hóa chất, nên bà Gagliano tin rằng tín hiệu âm thanh có thể đã can dự vào quá trình này.
Trong một thí nghiệm khác, hạt ớt trồng cạnh một cây ớt bịt kín cũng tăng trưởng khác hơn so với các hạt giống khác, nghĩa là có một dạng "ra hiệu" nào đó giữa 2 đối tượng.
Chuyên gia Richard Karban thuộc Đại học California - Davis (Mỹ) nhận định rằng dù nghiên cứu vẫn ở giai đoạn sơ khai nhưng kết quả rất đáng theo đuổi. Nó khẳng định thực vật có một phương tiện giao tiếp chưa từng được xác định dù chưa rõ phương tiện đó là gì.
Một câu hỏi quan trọng là liệu những chiếc hộp quanh cây tiểu hồi hương có thực sự ngăn cản được tất cả các tín hiệu được biết đến hay không. Đây là điều các nhà thực vật học chắc chắn cần phải nghiên cứu thêm.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san PloS One số mới nhất.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.