»

Thứ bảy, 23/11/2024, 05:41:36 AM (GMT+7)

Cần bảo tồn và phát triển cây rau sắng đặc sản

(09:30:52 AM 12/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Rau sắng là loại rau được ghi tên trong Sách đỏ Việt Nam cần phải bảo tồn và phát triển.

Tuy nhiên, ở Phú Thọ việc bảo tồn và phát triển loại rau này đang gặp không ít khó khăn do người dân chủ yếu khai thác từ tự nhiên, không quan tâm đến việc gây trồng, bảo vệ. Việc thu hái ngọn rau sắng của người dân chủ yếu bằng cách chặt cành hoặc chặt cả cây. Do vậy số lượng cây lớn ngày càng suy giảm và việc thu hái quả để nhân giống cũng gặp nhiều khó khăn. Tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, nơi được coi là cái nôi để bảo tồn và phát triển loại rau này cũng đang có nguy “chết yểu”. 

 

Rau sắng được ghi tên trong Sách đỏ Việt Nam. (Ảnh minh họa)



Ông Bàn Xuân Lâm, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn cho biết: Rau sắng là một trong những loài thực vật không những chỉ nâng cao tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà nó còn là một loại cây cung cấp nguồn rau ăn rất tốt cho con người. Ngọn non, lá cụm, hoa và quả non được dùng để nấu canh, quả chín dùng để ăn. Ngoài giá trị về mặt kinh tế, đây là cây đặc sản, dược liệu (chữa bệnh rất tốt). Cây rau sắng còn là cây gỗ sống vài trăm năm có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, làm đẹp cảnh quan môi trường. Tuy nhiên, hiện nay việc chặt phá “vô tội vạ” của người dân đã dẫn đến loại đặc sản này dần dần bị mai một, khó bảo tồn. “Mặc dù, chính quyền địa phương và các ngành liên quan đã tập trung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân, của cộng đồng về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn, phát triển cây sắng; khoanh nuôi trồng bổ sung những khu rừng có cây sinh trưởng, xây dựng mô hình trồng rừng giống, mô hình vườn hộ bằng cách gieo thẳng và trồng cây bầu hoặc hom rễ; xây dựng các mô hình hỗn giao rau sắng và các loài cây bản địa quí khác... nhưng xem ra không mấy hiệu quả”. Ông Lâm chia sẻ. 

Để bảo tồn và phát triển cây rau quý này, năm 2004 Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã tài trợ 2,4 tỷ đồng cho Vườn quốc gia Xuân Sơn. Năm 2005, Ban quản lý vườn quốc gia đã trồng thử nghiệm 50ha rau sắng và thu về 7 tấn quả chín (khoảng 140 triệu đồng) và dự kiến sẽ phát triển 100ha rau sắng, trung bình mỗi hộ dân sẽ trồng từ 0,5ha trở lên. 

Theo Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, hiện nay người dân trồng rất ít do việc nhân giống không thành công, chủ yếu vẫn trồng theo cách truyền thống (tức là lấy quả rồi ươm giống) mà loại cây này rất khó trồng, mọc rất chậm nên hiện không đủ ăn trong gia đình chứ chưa dám nói bán ra thị trường như trước đây. Hiện chỉ còn một vài cây lâu năm do Vườn quốc gia quản lý và một số ít của người dân trồng theo dự án ở xã Minh Đài. Tuy nhiên, số lượng này cũng rất ít nên không đủ bán. Vì thế, việc bảo tồn và phát triển loại cây này càng ngày càng khó. 

Còn ông Phan Văn Long, Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Sơn cho rằng: để bảo tồn và phát triển cây rau sắng đặc sản, Ban quản lý quốc gia đang tiếp tục nhân giống để cung cấp cho người dân. Hiện đã có 3 mô hình được nhân giống tại xã Minh Đài, Tân Sơn và Đồng Sơn. Tuy nhiên, đây là loại cây trồng mất nhiều thời gian nên nhiều người dân không mặn mà trồng và không chịu đầu tư. Cũng theo ông Long, loại cây này phải trồng 5 năm sau mới cho thu hoạch mà thu hoạch được thì cũng rất ít. Mỗi cây được khoảng chục lá, nên sản phẩm rau sắng này chưa đáp ứng được trên thị trường rộng. 

Trong thời gian tới, Ban quản lý sẽ tổ chức các lớp tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên rừng; kỹ thuật bảo tồn và phát triển cây rau sắng; tổ chức đi tham quan các vườn rau sắng của các hộ ở Chùa Hương - Hà Nội; tiếp tục in ấn các tờ rơi phổ biến kiến thức về bảo vệ phát triển cây rau sắng. Tỉnh tập trung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời xây dựng các mô hình cộng đồng tham gia khôi phục, bảo vệ phát triển cây rau sắng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng Vườn quốc gia Xuân Sơn và vùng đệm thông qua mô hình rừng giống; trồng mới rau sắng với các cây bản địa và cây ăn quả khác... 

Trong 300 loài cây có thể làm rau ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn thì cây rau sắng là cây quý nhất. Hiện tại giá 1kg rau sắng bán ở siêu thị Hà Nội tới 300 ngàn đồng và cung không đủ cầu. Do lợi thế về độ ẩm, độ cao, thổ nhưỡng, Vườn quốc gia Xuân Sơn có mật độ rau sắng mọc tự nhiên nhiều nhất Việt Nam . Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển loại rau quý này cần có sự chung tay của các cơ quan chức năng và ý thức của người dân nơi đây. Có như vậy rau sắng mới tạo ra một thương hiệu đặc sản cho vùng góp phần làm đẹp cảnh quan vườn quốc gia.

(Nguồn: Tạ Văn Toàn/ TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần bảo tồn và phát triển cây rau sắng đặc sản

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI