Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Cam sành Hà Giang đem lại nguồn thu lớn cho bà con dân tộc thiểu số
(17:12:56 PM 28/01/2014)Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Bắc Quang là một trong 3 huyện của tỉnh Hà Giang có diện tích trồng cam sành lớn nhất. Xã Vĩnh Hảo - một xã điểm trong xây dựng nông thôn mới của huyện Bắc Quang cũng là xã trồng nhiều cam sành nhất, dịp trước Tết lúc nào cũng tấp nập ô tô của các thương lái từ các tỉnh miền xuôi.
Những ngày này, ngày nào gia đình ông Phạm Quang Lân ở thôn Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang đã huy động toàn bộ người trong gia đình và lao động xung quanh để thu hoạch và đóng gói sản phẩm cam sành. Năm nay, vườn cam của gia đình ông cho thu hoạch đạt trên 100 tấn quả, đem lại nguồn thu gần 2 tỷ đồng. Theo ông Lân, những ngày sát Tết Nguyên đán, rất nhiều thương lái đến tận vườn thu mua cam với giá từ 18.000 - 20.000 đ/kg, tăng 8.000 đ/kg so với những vụ trước. Nếu bán lẻ tại vườn cam đẹp được 25.000 đ/kg, "Chưa năm nào cành sành Hà Giang lại đuợc giá cao như năm nay", ông Lân phấn khởi nói.
X ã Vĩnh Hảo còn có rất nhiều gia đình thu hoạch cam lớn như gia đình ông Vũ Văn Mạnh ở thôn Khuổi Mù được gần 2 tỷ đồng. Nhiều gia đình thu hoạch từ 60 tấn đến 100 tấn quả trong vụ cam sành năm nay như gia đình các ông: Ngô Quang Dương, Đoàn Thanh Điền, Phạm Quang Huyến, Lại Văn Bắc...
Theo ông Ấu Đình Hiệu, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang: Là xã có diện tích cam, quýt lớn nhất huyện Bắc Quang với gần 270 ha cam sành đang cho thu hoạch, thu hút trên 200 hộ trồng cam. Năm 2013, xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân trồng mới được trên 100 ha cây cam. Ông Hiệu cho biết: Những năm trước, giao thông đi lại khó khăn, cây cam luôn bị ép giá, người trồng cam bao công chăm sóc đến khi thu hoạch bán tại vườn chỉ được từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, nhiều bà con đã chặt cây cam đi để trồng các loại cây khác. Song xác định cây cam là cây chủ lực trong xóa đói giảm nghèo, Đảng bộ xã Vĩnh Hảo đã tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều phương thức hỗ trợ nên bà con nông dân ở đây tiếp tục gắn bó với cây cam sành. Kết quả là cam sành đã tìm được thị trường tiêu thụ và là cây chủ lực trong xóa đói giảm nghèo ở huyện Bắc Quang nói chung và xã Vĩnh Hảo nói riêng.
Hà Giang là vùng trồng cam sành có truyền thống và có tiếng của cả nước với diện tích có thời điểm lên đến 7.000 ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân tác động khác nhau, nên những năm qua diện tích cam sành của Hà Giang bị suy giảm, đến nay sản lượng cam sành của Hà Giang đạt khoảng 9.000 tấn với giá trị trêm 100 tỷ đồng. Giá trị sản xuất cao nhất trên một diện tích trồng cam sành đạt 400 triệu đồng/ha. Từ tiềm năng và lợi thế phát triển cây cam sành, Hà Giang đã có chủ trương phát triển vùng chuyên trồng cam. Mục tiêu đến năm 2015, Hà Giang phấn đấu nâng diện tích cam toàn tỉnh lên 3.000 ha, đến năm 2020 đạt 4.500 ha…
Theo ông Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang: Phát huy tiềm năng, lợi thế, Đảng bộ tỉnh Hà Giang xác định cây cam là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, cây chủ lực trong xóa đói giảm nghèo. Ngay trong năm 2014, tỉnh Hà Giang sẽ triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh phát triển cây cam sành, không ngừng nâng cao chất lượng mẫu mã, sản phẩm, thương hiệu của cam sành Hà Giang.
Triển khai nhiều cơ chế, chính sách quản lý, hỗ trợ đầu tư, chăm sóc cây cam, quản lý giống cam và việc triển khai xây dựng vườn cam theo tiêu chuẩn VietGAP. Nâng cao vai trò công tác khuyến nông, công tác dạy nghề, gắn với chương trình phục hồi, phát triển cây cam sành. Tạo cơ chế thông thoáng, chính sách hỗ trợ cho bà con dân tộc thiểu số trồng cam áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình chăm sóc, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đưa cây cam sành Hà Giang trở thành hàng hóa, cam sành Hà Giang sẽ là hoa quả đặc sản của bà con dân tộc thiểu số nơi cực Bắc địa đầu Tổ quốc nói riêng và của nhân dân cả nước nói chung mỗi khi Tết đến Xuân về.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.