Tin tức » Hoạt động VACNE
Thứ tư, 30/10/2024, 14:25:31 PM (GMT+7)
Chuyên gia Hội BVTN&MT Việt Nam tư vấn cho tỉnh Hà Giang về Chính sách khuyến khích đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt
(11:06:45 AM 13/06/2020)(Tin Môi Trường) - Ngày 12/6/2020 ,các chuyên gia của Hội BVTN&MT Việt Nam đã tham dự Hội thảo và trực tiếp tư vấn về Chính sách khuyến khích đầu tư dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương, do Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Hà Giang tổ chức.
>> VACNE trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam và tư vấn cho VQG Xuân Sơn về giải pháp Bảo tồn Đa dạng sinh học bền vững >> Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8 >> Dùng drone xử lý mùi hôi tại bãi rác An Hiệp >> Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động >> Yêu cầu nhà máy xử lý chất thải ở Bắc Ninh khắc phục các tồn tại
Ảnh: báo Hà Giang
Đây là hoạt động nhằm thực hiện Văn bản số 04/HĐND-VP của HĐND tỉnh Hà Giang: giao nhiệm vụ tư vấn phản biện một số dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh; tập hợp ý kiến chuyên gia để hoàn thiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về khuyến khích đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn trong thời gian tới.
Theo góp ý bằng văn bản của Phó Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ và Ths. Nguyễn Quốc Công; cùng những ý kiến trực tiếp tại Hội thảo của ông Đinh Văn Hùng, Ủy viên Thường vụ và Ths. Phạm Bích Thủy, Ủy viên BCHTƯ Hội, đều khẳng định sự nhất trí cơ bản với Dự thảo Nghị Quyết và cho rằng: đây là văn bản pháp lý quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương; đồng thời phù hợp với các quy định của trung ương.
Tuy vậy, các chuyên gia của VACNE vẫn yêu cầu: rà soát kỹ hơn bản dự thảo này. Để loại bỏ các lỗi đánh máy, đảm bảo sự thống nhất về thuật ngữ, nhằm tránh sự diễn giải đa chiều đối với cùng một đối tượng tác động; đồng thời bổ sung một số khái niệm, thuật ngữ…cụ thể như :
- Cần thống nhất các thuật ngữ: “rác”, “rác thải”, “chất thải rắn sinh hoạt”. Hoặc trong Dự thảo, tại điều 1, khoản 3 điểm “b) Mỗi chính sách ưu đãi, hỗ trợ chỉ áp dụng một lần cho một dự án.” Nên xem xét bổ sung làm rõ tờ trình nội dung này về khoảng thời gian, thời điểm dự án được áp dụng chính sách nào, trong thời gian chuẩn bị dự án nếu có chính sách mới thay thế thì áp dụng chuyển tiếp ra sao?. Vì liên quan các quy định về tài chính, ngân sách và tổ chức thực hiện chính sách mà không được làm phát sinh các thủ tục hành chính mới. Liệu một dự án có nhiều nội dung thì có thể áp dụng các chính sách khác nhau cho các nội dung khác nhau không!
- Tại khoản 2 điều 1 của Dự thảo Nghị quyết có ghi: “c) Dự án xử lý rác thải phải áp dụng công nghệ tiên tiến, xử lý rác thải đảm bảo Quy chuẩn quốc gia về môi trường;” nhưng tại trong Dự thảo Tờ trình lại không có một lời nào về “công nghệ tiên tiến”. Hơn nữa, cũng không có giải thích hay tiêu chí cụ thể, như thế nào là công nghệ tiên tiến. Vì vậy tác giả khuyến nghị chỉnh lại là: “c) Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải áp dụng công nghệ phù hợp khả năng kinh tế, điều kiện vận hành của địa phương, đảm bảo xử lý chất thải đạt Quy chuẩn quốc gia hiện hành về môi trường;”.
- Dự thảo tờ trình ở trang 2: khuyến nghị xem xét sửa tiêu đề “1.2. Ưu đãi, hỗ trợ về tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng và bồi thường” bằng “1.2. Ưu đãi về tiền thuê đất, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và bồi thường” sẽ phù hợp với Khoản 1 Điều 40 Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 hơn. Bên cạnh đó, nội dung này trích dẫn “Dự án xử lý rác thải sinh hoạt được miễn tiền thuê đất…” là chưa thật sự chuẩn xác vì theo Khoản 1 Điều 40 Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 chỉ quy định chung là “1. Chủ dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung quy định tại Khoản 1 Phụ lục III Nghị định này và xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường tập trung quy định tại Khoản 2 Phụ lục III Nghị định này được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai như các đối tượng thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và được Nhà nước hỗ trợ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng.” không nêu mức ưu đãi cụ thể bao nhiêu phần trăm, mà miễn tiền thuê có thể hiểu là ưu đãi 100%. Có thể trích dẫn quy định tại văn bản khác sẽ chính xác hơn. Nếu đây là đề xuất của tờ trình thì cần chuyển xuống nội dung chính của tờ trình về chính sách khuyến nghị HĐND xem xét để ban hành mà không phải quy định sẵn có tại Khoản 1 Điều 40 Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015!
- Sự liên kết giữa nội dung dự thảo tờ trình và dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh chưa chặt chẽ, chưa đầy đủ, khuyến nghị xem xét rà soát bổ sung. Một ví dụ cụ thể như phần Dự thảo tờ trình ở trang 2: “1.2. Ưu đãi, hỗ trợ về tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng và bồi thường” đã góp ý trên, thì trong điều 1 của dự thảo nghị quyết chỉ ghi rất chung là “6. Hỗ trợ giải phóng mặt bằng và bồi thường” không có từ nào liên quan đến tiền hay hỗ trợ tiền, chi phí như dự thảo tờ trình đã nêu. Khuyến nghị xem xét chỉnh là “6. Ưu đãi về tiền thuê đất, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và bồi thường” nếu không thì bỏ đồng thời nội dung về tiền thuê đất ở tờ trình và nghị quyết.
- Trong thực tiễn, khi tiến hành thu hồi đất có thể xảy ra trường hợp đối tượng bị thu hồi đất phải tái định cư hoặc di chuyển công trình nhà xưởng… đến nơi khác nhưng nội dung này chưa được đề cập rõ trong dự thảo tờ trình cũng như nghị quyết. Chúng tôi khuyến nghị cơ quan soạn thảo nên xem xét bổ sung nội dung này. Ví dụ chỉnh tiêu đề “Hỗ trợ giải phóng mặt bằng và bồi thường” thành “Ưu đãi, hỗ trợ về tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng và bồi thường, hỗ trợ tái định cư”.
- Nội dung “V. Nguồn lực thực hiện” nên được xem xét, bổ sung thuyết minh cụ thể dự kiến nguồn kinh phí, vốn thực hiện chính sách và đánh giá, kiểm soát nguồn lực thực hiện.
Hội BVTN&MT Việt Nam
Gửi ý kiến bạn đọc về: Chuyên gia Hội BVTN&MT Việt Nam tư vấn cho tỉnh Hà Giang về Chính sách khuyến khích đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
- Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
- Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
- Công nhận cây Muỗm tại huyện Như Xuân (Thanh Hóa) là Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận cây di sản Việt Nam tại từ đường dòng họ Lê Tước
- VACNE trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam và tư vấn cho VQG Xuân Sơn về giải pháp Bảo tồn Đa dạng sinh học bền vững
- Nhà khoa học chân chính của Hội Bảo vệ TN &MT Việt Nam được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024”
- Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Bình
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
- Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận cây Muỗm tại huyện Như Xuân (Thanh Hóa) là Cây Di sản Việt Nam
- VACNE trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam và tư vấn cho VQG Xuân Sơn về giải pháp Bảo tồn Đa dạng sinh học bền vững
- Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Bình
- Nhà khoa học chân chính của Hội Bảo vệ TN &MT Việt Nam được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024”
- Công nhận cây di sản Việt Nam tại từ đường dòng họ Lê Tước
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.