Chủ nhật, 19/01/2025, 03:13:17 AM (GMT+7)

Xây dựng Chiến lược truyền thông về quản lý và bảo tồn đất ngập nước

(00:33:04 AM 05/04/2017)
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 04/4, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo tham vấn Chiến lược truyền thông của Dự án “Bảo tồn các khu ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết”. Tham dự Hội thảo có đại diện của các Bộ, ngành, các Viện nghiên cứu, trường Đại học, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia trong và ngoài nước.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường - cơ quan chủ dự án cho biết, dự án “Bảo tồn các khu ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) được triển khai từ năm 2015 tới năm 2018. Dự án sẽ hỗ trợ Bộ TN&MT, các cơ quan liên quan và hai tỉnh thí điểm của dự án là Thừa Thiên Huế và Thái Bình trong việc hoàn thiện chính sách pháp luật, xây dựng và quản lý các khu vực bảo tồn đất ngập nước ở cấp Trung ương và địa phương. Tại hai tỉnh, dự án sẽ hỗ trợ thành lập hai khu bảo tồn đất ngập nước mới theo mô hình bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng, hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cũng như đáp ứng được nguyện vọng của người dân.

Trong khuôn khổ các hoạt động của dự án, Viện CLCS TN&MT sẽ thực hiện xây dựng chiến lược và triển khai các hoạt động truyền thông về đất ngập nước. Thông qua các hoạt động truyền thông, dự án sẽ cung cấp thông tin, kiến thức, nâng cao nhận thức, hướng đến thay đổi hành vi, sự chấp thuận, ủng hộ của các bên liên quan đến các giá trị đất ngập nước, từ đó tác động đến các quá trình xây dựng và ra quyết định đối với những quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
 
“Hội thảo tham vấn nhằm mục tiêu giới thiệu và xin ý kiến các bên liên quan về chiến lược truyền thông của dự án; tìm hiểu về các sáng kiến và các hoạt động truyền thông về đất ngập nước đang triển khai; và tìm kiếm, xác định khả năng phối hợp trong quá trình triển khai chiến lược này với các dự án khác đang thực hiện của các đối tác liên quan.” – Ông Nguyễn Thế Chinh nói.
 
[-]Xây[-]dựng[-]Chiến[-]lược[-]truyền[-]thông[-]về[-]quản[-]lý[-]và[-]bảo[-]tồn[-]đất[-]ngập[-]nước
Bà Trần Minh Phượng, Chuyên gia truyền thông giới thiệu chiến lược truyền thông của dự án
 
Tại Hội thảo, bà Trần Minh Phượng, Chuyên gia truyền thông đã trình bày các hoạt động, ý tưởng truyền thông về đất ngập nước đã thực hiện và giới thiệu chiến lược truyền thông của dự án. Theo đó, chiến lược truyền thông về quản lý và bảo tồn đất ngập nước nhằm mục tiêu tăng cường sự hiểu biết, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của các các bên liên quan về tầm quan trọng và các giá trị của công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở cấp Trung ương và địa phương.
 
Để thực hiện chiến lược truyền thông, bà Trần Minh Phượng đề xuất sẽ triển khai nhiều hoạt động trên các kênh truyền thông khác nhau như xây dựng phim ngắn về “Quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở Thái Thụy và Tam Giang – Cầu Hai”; thành lập fanpage “Giáo dục và bảo tồn đất ngập nước” trên mạng xã hội facebook; cập nhật thông tin trên website của Viện CLCS TN&MT; biên soạn và phát hành Bản tin Chính sách về quản lý và bảo tồn đất ngập nước; tổ chức hội thảo khoa học, diễn đàn đối thoại đa phương; tổ chức Chương trình kỷ niệm Ngày Đất ngập nước thế giới (2/2); tổ chức cuộc thi triển lãm ảnh báo chí; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và sáng tác về đất ngập nước cho học sinh; đưa tin, bài trên đài truyền hình và báo của các tỉnh;…
 
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã được lắng nghe những chia sẻ của kinh nghiệm truyền thông của Sáng kiến Rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) do IUCN chủ trì cũng như lắng nghe chuyên gia của GIZ trình bày về các hoạt động truyền thông về bảo tồn, nâng cao nhận thức về vai trò của đất ngập nước trong các dự án liên quan đến đất ngập nước do GIZ hỗ trợ.
 
Trong phần trao đổi và thảo luận, các đại biểu đã tập trung vào đóng góp ý kiến nhằm làm rõ, hoàn thiện chiến lược truyền thông của dự án, xác định các hoạt động khả thi; xác định cơ hội hợp tác giữa dự án và các bên liên quan trong triển khai các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao hơn nữa sự kết nối và tính lan tỏa, hiệu quả của các hoạt động truyền thông về đất ngập nước.
 
Kết thúc Hội thảo, Viện trưởng Viện CLCS TN&MT Nguyễn Thế Chinh gửi lời cảm ơn chân thành đến Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Thái Bình, các cơ quan liên quan về sự hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ trong quá trình triển khai dự án; đồng thời, cảm ơn và tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu tại Hội thảo.
Theo Monre
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xây dựng Chiến lược truyền thông về quản lý và bảo tồn đất ngập nước

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI