Thứ năm, 21/11/2024, 13:41:36 PM (GMT+7)

Truyền thông lồng ghép bảo vệ động vật hoang dã trong các hoạt động liên quan đến y học cổ truyền Tin ảnh

(13:07:43 PM 03/03/2021)
(Tin Môi Trường) - Nhằm bảo vệ động vật hoang dã. Hội Đông y Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức để triển khai các chiến lược, kế hoạch hành động nhằm khẳng định việc sử dụng động vật hoang dã (ĐVHD) nguy cấp, quý hiếm là vi phạm pháp luật

Truyền[-]thông[-]lồng[-]ghép[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]trong[-]các[-]hoạt[-]động[-]liên[-]quan[-]đến[-]y[-]học[-]cổ[-]truyền

Ảnh minh hoạ: IE

 

Với vai trò nòng cốt trong phát triển Nền Đông y Việt Nam, trong thời gian qua nhận thấy mối quan hệ giữa việc sử dụng nhiều sản phẩm và chế phẩm từ động, thực vật hoang dã trong việc kê đơn, bốc thuốc và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên hoang dã. Hội Đông y Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức để triển khai các chiến lược, kế hoạch hành động nhằm khẳng định việc sử dụng động vật hoang dã (ĐVHD) nguy cấp, quý hiếm là vi phạm pháp luật đồng thời không đem lại những tác động điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe như mong muốn.
 
Để tránh làm ảnh hướng tới truyền thống lâu đời và hình ảnh cao đẹp của Nền Đông y Việt Nam, mỗi cá nhân, mỗi đơn vị hành nghề Y học cổ truyền (YHCT) cần góp tiếng nói để lan tỏa thông điệp thay đổi hành vi kê đơn, mua, bán và sử dụng ĐVHD trái phép trong điều trị và duy trì sức khỏe. Bên cạnh việc thực hành chuyên môn, các hoạt động truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng người bệnh, cộng đồng và toàn xã hội về những phương thức, bài thuốc YHCT an toàn, có căn cứ khoa học và hiệu quả.
 
Để các cá nhân, tổ chức có thêm ý tưởng và chất liệu thực hiện các hoạt động truyền thông bảo vệ động vật hoang dã. Ban Chuyên môn, Hội Đông y Việt Nam xin được chia sẻ những hoạt động mà Hội đã triển khai và thu được những kết quả tích cực:
 
- Tổ chức Hội thảo, chương trình tập huấn và các sự kiện hướng dẫn thực hiện các hoạt động truyền thông lồng ghép bảo vệ ĐVHD cho nhóm đối tượng là giảng viên, sinh viên của các Trường Đại học, các Trường Trung cấp về Y Dược và đội ngũ hội viên Hội Đông y Việt Nam.
 
- Trưng bày áp phích và phát tờ rơi kêu gọi không sử dụng ĐVHD trong kê đơn và bốc thuốc tại các sự kiện hoặc tại các địa điểm phù hợp (thông qua các kênh truyền thông trực tuyến [trang web, địa chỉ email, fan-page] hoặc trực tiếp [nhà thuốc, siêu thị, hội chợ...]).
 
-Lồng ghép thông điệp bảo vệ ĐVHD trong các buổi họp nội bộ và trong các ấn phẩm phù hợp của tổ chức, đơn vị.
 
-Nghiên cứu và in ấn các ấn phẩm giới thiệu các vị thuốc thay thế. Hội Đông y Việt Nam đã nghiên cứu và giới thiệu cuốn “Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu” nhằm mục đích tuyên truyền, khuyến khích việc không sử dụng mật gấu để bảo tồn các loài gấu ở Việt Nam, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, khai thác, buôn bán và sử dụng mật gấu. Cuốn sách giới thiệu những cây thuốc vị thuốc cụ thể gồm 32 cây thuốc là những dược liệu sẵn có; các cây thuốc đã được xác định các thành phần hóa học, tính vị, quy kinh, tác dụng, công dụng, liều dùng, cách chữa bệnh để cán bộ hội viên Hội Đông y Việt Nam, những người hành nghề đông y, đông dược và người dân biết để sử dụng.
 
Dưới đây là một ví dụ về việc truyền thông giới thiệu vị thuốc thay thế “cao hổ cốt”:
 
1.Cao hổ cốt (Theo Y học cổ truyền)
 
Truyền[-]thông[-]lồng[-]ghép[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]trong[-]các[-]hoạt[-]động[-]liên[-]quan[-]đến[-]y[-]học[-]cổ[-]truyền
 
Tính vị: Ngọt, cay, tính ôn.
 
Quy kinh: Vào kinh can, kinh thận.
 
Thành phần hóa học:
 
- Xương hổ: Canxi phosphat và Protid;
 
- Cao hổ cốt nguyên chất: Theo số liệu của Lê Văn Trinh và Trần Trinh Thục - XN Dược phẩm I - Tập san Dược học 4/1963): 14,93% - 16,66% Ni tơ toàn phần; 0,58 - 0,74% Axit amin; 19,88 - 29,16% độ ẩm; 2,6% độ tro...
 
Tác dụng: Khu phong thông lạc, cường cân kiện cốt, trấn kinh.
 
Chủ trị: Các chứng phong thấp tý, xương khớp đau mỏi.
 
Liều dùng: Uống ngày 3 - 5 tiền (1 - 2g), có thể ngâm rượu, làm viên hoàn.
 
Nghiên cứu dược lý: Cao hổ cốt có tác dụng chống viêm, giảm đau, trấn kinh.
Truyền[-]thông[-]lồng[-]ghép[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]trong[-]các[-]hoạt[-]động[-]liên[-]quan[-]đến[-]y[-]học[-]cổ[-]truyền
 
Bàn luận:
 
- Xương hổ hoặc xương nấu thành cao (Cao hổ cốt) đã được các thầy thuốc YHCT Trung Quốc dùng từ lâu đời và được ghi trong Bản thảo cương mục: “追风定痛,健骨,止久痢脱肛...” (Truy phong định kinh, kiện cốt, chỉ cửu lỵ thoát giang...).
 
- Theo quan niệm dân gian: Hổ là chúa của các loài thú rừng ở phía Tây, cho nên thông với khí của hành Kim; phong theo Hổ, Hổ gầm mà sinh phong, phong thuộc hành Mộc. Hổ thuộc hành Kim, Mộc bị Kim chế làm sao mà chẳng theo, cho nên có thể vào tận trong xương mà đuổi phong, khỏe gân, mạnh xương. Mượn khí hữu dư của Hổ để bổ cho chứng bất túc; vị cay, nóng; đã bẩm thụ được khí dữ tợn, lại có công năng tân tán cho nên dùng để đuổi tà, trừ ác, điên, kinh giản.
 
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần Cao hổ cốt có chứa collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonate, megiesium phosphate, trong đó collagen là hoạt chất chính; gelatin của hổ cốt chứa 17 amino-acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và có tỷ lệ đạm toàn phần rất cao.
 
Các vị thuốc thay thế: Đông y có rất nhiều các vị thuốc khu phong trừ thấp, thông kinh lạc, bổ can thận; có tác dụng tốt để thay thế Cao hổ cốt như: Đỗ trọng, Tục đoạn, Ngưu tất, Độc hoạt, Tang ký sinh, Thiên niên kiện, Ngũ gia bì...
   
Truyền[-]thông[-]lồng[-]ghép[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]trong[-]các[-]hoạt[-]động[-]liên[-]quan[-]đến[-]y[-]học[-]cổ[-]truyền
THIÊN NIÊN KIỆN
 Truyền[-]thông[-]lồng[-]ghép[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]trong[-]các[-]hoạt[-]động[-]liên[-]quan[-]đến[-]y[-]học[-]cổ[-]truyền
NGŨ GIA BÌ
 
Hội Đông y Việt Nam mong muốn và nỗ lực hành động để việc thực hành YHCT sẽ tiếp tục phát triển bền vững thông qua việc sử dụng các nguồn dược liệu hợp pháp. Việc các thầy thuốc YHCT, bệnh nhân và cộng đồng cùng chung tay xóa bỏ niềm tin sử dụng ĐVHD trong việc kê đơn và điều trị bệnh sẽ đóng vai trò tiên quyết trong việc duy trì và thúc đẩy sự phát triển và những giá trị di sản của một nền YHCT vốn có từ lâu đời.
 
Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức hãy hành động để tạo nên một làn sóng mạnh mẽ hơn chấm dứt tình trạng mua, bán, tặng, cho, sử dụng và kê đơn/bốc thuốc có nguồn gốc từ động vật hoang dã trái phép
TS. TRẦN XUÂN NGUYÊN- Trưởng Ban Chuyên môn, Hội Đông Y Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Truyền thông lồng ghép bảo vệ động vật hoang dã trong các hoạt động liên quan đến y học cổ truyền

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI