TP.HCM: Triều cường có thể lên 1,53m vào ngày mai
(21:07:19 PM 01/10/2012)
Mặt khác, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có thể gây ra các đợt mưa lớn, kéo dài tại Nam Bộ tạo ra tổ hợp thời tiết bất lợi tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước các diễn biến phức tạp trên, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Thành phố Hồ Chí Minh đã có công điện khẩn, yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban Nhân dân các quận, huyện tăng cường rà soát, kiểm tra các vị trí, khu vực xung yếu; đặc biệt là khu dân cư có khả năng bị ảnh hưởng khi có áp thấp nhiệt đới, triều cường xả lũ; xác định các địa điểm tránh trú thiên tai an toàn cho nhân dân và chủ động di dời dân khi có thiên tai xảy ra.
Đồng thời, Thành phố khẩn trương cơi đắp, xử lý ngay theo phương châm “4 tại chỗ” các sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố tràn bờ, bể bờ bao, không để xảy ra ngập úng kéo dài ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Sáng 1/10, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện mưa lớn trên diện rộng, kết hợp với triều cường lên cao xấp xỉ mức báo động 3 đã làm cho nhiều tuyến đường, nhất là các khu vực ngoại thành bị ngập sâu trong nước. Do nước ngập vào giờ cao điểm ngày đầu tuần, nên tình trạng kẹt xe, ùn ứ giao thông đã xuất hiện tại nhiều nơi, nhất là các cửa ngõ của Thành phố.
Theo ghi nhận của phóng viên, nước ngập sâu từ 0,2-0,4m nhiều tuyến đường như Nguyễn Hữu Cảnh, Ngô Tất Tố, Phú Mỹ của quận Bình Thạnh; Bến Phú Định, quận 8; Huỳnh Tấn Phát, quận 7; Âu Cơ, Lũy Bán Bích quận Tân Phú; Tân Hòa Đông, Bà Hom, Hậu Giang ở quận 6; Lương Định Của ở quận 2… Đặc biệt, các tuyến đường bị ngập nặng như Hòa Bình (quận 6 và Tân Phú), Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, bị ngập sâu hơn 0,5m.
Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết rạng sáng 1/10, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra trận mưa lớn trên diện rộng với lượng mưa 60,6mm trùng lúc đỉnh triều cường trên 1,5m (ở mức báo động 3). Sau trận mưa trên diện rộng kết hợp triều cường, trên địa bàn thành phố đã xảy ra ngập 10 tuyến đường.
Cụ thể, bốn điểm ngập do mưa kết hợp triều cường gồm đường Kinh Dương Vương, An Dương Vương, Phan Đình Phùng, Phan Anh; năm điểm ngập do mưa đường Hòa Bình, Âu Cơ, Đồng Đen, Bàu Cát, Trương Công Định; sáu điểm ngập do triều cường Lương Định Của, Phú Định, Kha Vạn Cân, Bình Quới, Huỳnh Tấn Phát, Quốc lộ 50.
Dọc các tuyến đường này, nước cũng đã tràn vào nhà dân ở xung quanh, nhiều phương tiện xe máy, ôtô chết máy khi đang lưu thông. Do ảnh hưởng của mưa, triều cường gây ngập đường và xảy ra đúng vào thời gian cao điểm, đầu tuần nên việc đi lại của người dân rất khó khăn.
Tại nhiều tuyến đường cửa ngõ vào thành phố như Quốc lộ 13, Trường Chinh, Xa lộ Hà Nội. Đinh Bộ Lĩnh… bị ùn tắc giao thông cục bộ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).