Sắp xuất hiện cơn bão kéo dài 2 năm trên Biển Đông
(22:32:51 PM 27/12/2018)(Tin Môi Trường) - Một áp thấp nhiệt đới sắp di chuyển vào Biển Đông và mạnh lên thành bão. Đây sẽ là cơn bão kéo dài trong hai năm và ảnh hưởng tới khu vực cực Nam của Tổ quốc.
>> Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan >> Việt Nam nộp Đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ở giữa Biển Đông >> Sai phạm kéo dài tại tòa nhà Câu lạc bộ golf Đồi Cù Đà Lạt >> Kết quả nổi bật của Đề tài nghiên cứu Mô hình thử nghiệm chăm sóc, kéo dài tuổi thọ Cây Táu cổ thụ >> Triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống cơn bão số 4 tại Ninh Thuận
Sơ đồ đường đi và vị trí áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông - Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết: Hiện nay, một áp thấp nhiệt đới cách bờ biển miền Trung Philippines khoảng 370 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9.
Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km, sau 72 giờ tới có thể vào Biển Đông sau đó có khả năng mạnh lên thành bão. Đến trưa 30.12, vị trí tâm bão cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 240 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.
Cảnh báo: Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở vịnh Bắc bộ và khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9; biển động mạnh và có khả năng kéo dài 5-7 ngày tới. Từ ngày 29.12, ở vùng biển ngoài khơi Trung bộ, Nam bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8 biển động; khu vực giữa Biển Đông từ khoảng đêm 29.12 do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão nên gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10 biển động mạnh.
Quá bất thường
Chuyên gia Lê Thị Xuân Lan cho biết thêm: Theo các mô hình dự báo của Mỹ và Nhật áp thấp này sẽ mạnh lên thành bão. Khả năng sẽ quét ngang Mũi Cà Mau hoặc lệch xuống phía nam Mũi Cà Mau một chút. Nguyên nhân là do không khí lạnh có cường độ mạnh tràn về dồn dập đẩy tâm bão lệch về phía nam. Cơn bão này cũng sẽ gây mưa trái mùa trên diện rộng ở khu vực Nam bộ.
Các mô hình dự báo của Mỹ, Nhật cho rằng áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão và ảnh hưởng khu vực Mũi Cà Mau- NGUỒN: TRUNG TÂM DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA
Khoảng ngày 29.12 bão sẽ vào tới Biển Đông và di chuyển ngang khu vực Mũi Cà Mau khoảng ngày 3.1.2019. Như vậy đây là cơn bão hiếm hoi nằm trong khoảng thời điểm nhạy cảm khi kéo dài trong 2 năm.
Sự bất thường của cơn bão chính là thời điểm xuất hiện của nó. Thường thì thời điểm này rất hiếm khi xuất hiện bão. Đây là hiện tượng thời tiết cực đoan trong lịch sử ngành khí tượng. Song các hình thái thời tiết dị thường lại xuất hiện với tầng suất ngày một nhiều hơn trong vài năm gần đây.
Mặt khác, khu vực mà khả năng bão đi ngang là Mũi Cà Mau hoặc lệch về phía nam. Đây là vùng biển êm và vào mùa này ngư dân thường đi đánh bắt xa bờ. Khi bão đi ngang khu vực này dự báo vẫn còn cường độ mạnh. Chính vì vậy cần cảnh báo sớm để đề phòng những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.
T.N
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C
- Năm 2023 nóng nhất lịch sử nhưng năm 2024 sẽ nóng hơn
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).