Sài Gòn nóng như đổ lửa
(10:20:02 AM 28/04/2014)
Một người dân ở đường Lê Lai, Q.Gò Vấp (TP.HCM) dùng chậu nước đá để trước quạt nhằm tạo hơi mát chống lại cái nóng oi bức - Ảnh: Thuận Thắng
Người dân ra gầm cầu Ông Lãnh ngủ khi nắng như đổ lửa - Ảnh: Thuận Thắng
Bệnh nhi nằm ở hành lang Bệnh viện Nhi Đồng 2 - Ảnh: H.Điệp
Chị Hằng - người ở trọ trên đường Nguyễn Phúc Chu (Q.Tân Bình, TP.HCM) - với chiếc 'máy lạnh' tự chế - Ảnh: M.Phượng
“Nóng như đổ lửa, không chịu được”. Đó là câu mà người dân Sài Gòn nói nhiều nhất trong những ngày cao điểm nắng nóng vừa qua.
Nằm ngoài hành lang bệnh viện, cho bé ở trần, cha bồng con, mẹ đi theo quạt, tắm, lau mình cho các bé là cách mà nhiều người thân các bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 áp dụng để chống chọi với cái nóng bức oi ả mấy ngày gần đây.
Bệnh nhân ở trần
“Sao mấy hôm nay nóng quá, trẻ em không ngủ được, khóc suốt. Phòng mà con tui đang điều trị không quá tải, có quạt máy, nhưng giường có hai bệnh nhân. Nóng bức quá thì bồng con ra ngoài cho mát, và các cháu thường ngủ được vào buổi đêm, giấc trưa cũng ít ngủ” - anh D., có con đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết.
Một phụ huynh khác tên Hoàng Vinh, 35 tuổi, quê Long An, có con nằm điều trị tại khoa bỏng cho biết trong những ngày cao điểm nắng nóng, các bệnh nhân bỏng rất cực. Với những cháu lớn, bệnh nhẹ thì cha mẹ chỉ có cách pha nước ấm lau mình, những cháu bị nặng phải băng bó, nóng bức rất khó chịu, khóc suốt. Và giải pháp để những bậc cha mẹ chống chọi lại với cái nóng bức cho các con là lau chùi dọn rửa sạch sẽ nhà vệ sinh để không còn mùi hôi và mở cửa phòng cho thoáng. “Con tui cũng lớn rồi nên cháu chịu được, chỉ thương mấy cháu bé bệnh nặng cha mẹ chăm rất cực” - anh Vinh nói.
Tại khu vực bệnh nhân tay chân miệng, hành lang tầng trệt là la liệt chiếu, giường xếp và những cánh tay cầm quạt nan, quạt giấy quạt cho các cháu bé. Một bà mẹ trẻ bồng con chừng 2 tuổi không mặc áo quần nói: “Nóng quá, mặc đồ bé không chịu. Thôi cho ở trần vậy...”. Phòng bên cạnh, một em bé khác cũng không mặc đồ đang lẫm chẫm đi ra.
Nóng “táp” vào mặt
Chưa đến 8g nhưng tại ngã tư Cao Thắng - Điện Biên Phủ (Q.3), dòng người chờ đèn đỏ trên trán đều lấm tấm mồ hôi. Trên chiếc xe máy cà tàng của ông Nguyễn Ngọc Dám (78 tuổi, xe ôm) là hai chai nước suối cùng chiếc bánh mì khô khốc. Ông nói những ngày nắng nóng như thế này, ông phải uống nhiều nước hơn, mỗi ngày ông mua ba chai nước lọc tự nấu ở các thùng bán sâm lạnh vỉa hè với giá 6.000 đồng. Không có người thân, không nhà cửa nên buổi tối ông ngủ ở vỉa hè. “Ngày nắng quá thì tìm bóng cây đợi khách. Đêm nóng thì ráng chịu, tiền đâu trả tiền điện mà bật quạt máy” - ông nói. Than nắng nhưng ông vẫn mặc chiếc áo sơmi cũ ngắn tay, để lộ đôi bàn tay nứt nẻ, khô quắt. “Nắng rát hết tay, Sài Gòn giờ nhiều đường mới, không biết đường đi vòng vèo dưới nắng mệt lắm” - ông nói. Hỏi sao không mua một chiếc áo khoác thì ông trả lời cụt ngủn: “Tiền đâu mà mua?”.
Bên góc đường Nguyễn Thông - Võ Thị Sáu (Q.3), ông Chính (60 tuổi, làm nghề vá xe) và bạn là bà Ba (68 tuổi, lượm ve chai) ngồi thở dài. Ông Chính cho biết đợt nắng nóng này, ban ngày ông tìm một bóng cây nào đấy, còn đêm thì hi vọng trời dịu hơn để “xài máy lạnh thiên nhiên, nhưng mấy bữa nay ban đêm cũng oi bức quá, ướt đầm mồ hôi khi ngủ”, giọng ông như nghèn nghẹn khi nói mình không có nhà cửa. “Đêm nóng quá thì lấy nước tưới vào người, nhiều khi nóng quá là thức cả đêm” - ông chia sẻ cách đối phó với cái oi bức đang “táp” vào mặt. Bà Ba cho biết thêm những ngày này “chỉ biết đội thêm nón và uống thêm nước thôi”. Một ngày 6-7 chai nhỏ (3 lít) nước. Để đỡ tốn tiền, bà lấy nước ở những bình nước từ thiện tại một nhà thờ trên đường 3 Tháng 2.
“Máy lạnh” tự chế
Tuần qua Sài Gòn có vài trận mưa đây đó, nhưng dường như thời tiết vẫn không hề giảm nhiệt mà còn oi bức và ngột ngạt hơn. Trên đường Phan Đình Giót (Q.Tân Bình), ông Tự với dáng người nhỏ bé đẩy chiếc xe đạp treo toòng teng chai lọ, đằng sau là những thùng xốp cao quá đầu người. Chiếc mũ vải nhỏ trên đầu không ngăn được hơi nóng hầm hập thổi vào mặt ông. Hằng ngày, ông đi khắp nơi lượm ve chai. “Thời tiết Sài Gòn mấy hôm nay nóng nhất là từ 12g trưa đến 3g chiều, nắng nóng làm tui cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, nhức chân, nhức tay, đau lưng đủ thứ” - ông Tự nói. Ông Tự cho biết khi đi làm, ông vẫn không mang bao tay, áo dài tay vì “phải lượm cái này cái kia nên vướng tay thấy khó chịu”.
Những ngày này, ra đường là một “cực hình” với nhiều người thì người ở nhà cũng mệt lả vì nóng. “Những căn nhà ximăng ban ngày hấp nhiệt dữ lắm, đêm xuống nhiệt tỏa ra càng nóng dữ hơn. Oi bức làm mình thấy khó chịu, bực bội trong người” - chị Hằng, người ở trọ trong dãy trọ trên đường Nguyễn Phúc Chu (Q.Tân Bình), than thở. Chị nghĩ ra một cách giải nhiệt: mua đá cây bỏ vào thau nước, dùng quạt quạt vào thau nước đá để hơi nước bay lên. “Thấy cũng mát hơn, chỉ có cách này chứ không chết ngộp mất” - chị cười khi nói về sáng kiến của mình. Chị kể rồi cho biết thêm: “Mấy phòng bên cũng sử dụng máy lạnh tự chế để giải nhiệt khi trời quá nóng”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C
- Năm 2023 nóng nhất lịch sử nhưng năm 2024 sẽ nóng hơn
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).