Miền Trung nguy cơ đối mặt với lũ nguy hiểm
(13:55:14 PM 09/09/2011)
Theo thống kê của Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam (KHKTVN), các tỉnh miền Trung có mật độ dày đặc các bậc thang thủy điện với hơn 6.000 công trình hồ chứa, đập dâng lớn nhỏ, 22 nhà máy thuỷ điện có công suất từ 20 - 220MW. Và chủ yếu là trên lưu vực sông có độ dốc cao, dòng chảy lớn như Vu Gia - Thu Bồn và sông Ba. Tuy nhiên việc quy hoạch thuỷ lợi, thuỷ điện chỉ mới tính đến mục tiêu, lợi nhuận của riêng từng ngành mà chưa có sự phối hợp, chia sẻ cũng như đánh giá tác động môi trường một cách tổng thể và bền vững.
Tình trạng sạt lở ngày càng nặng nề một phần do hiện trạng quy hoạch xây dựng thủy điện phía thượng nguồn các sông tại các tỉnh miền Trung |
Thạc sỹ Lê Đức Năm, Hội Tưới tiêu Việt Nam phân tích, việc quy hoạch thủy lợi, thủy điện trong thời gian qua còn thiếu thông tin cập nhật, quy hoạch còn mang nặng tính chuyên ngành, chưa đáp ứng kịp thời với tốc độ phát triển kinh tế địa phương và vùng. Đặc biệt là hầu hết các quy hoạch chưa đưa ra được các kịch bản chi tiết trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nên mỗi khi có sự cố thì hạ du là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Ngoài ra, các công trình thuỷ lợi ít được duy tu bảo dưỡng, nhiều công trình xây dựng trước năm 1975 không phù hợp với nhu cầu hiện tại, các công trình chống lũ chưa đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế. Quy trình vận hành các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện khu vực miền Trung còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ tiếp tục là nguy cơ gây hại đối với hạ du khi vào mùa mưa bão.
Tiến sỹ Phạm Xuân Sử, Chủ tịch Hội Tưới tiêu Việt Nam nhấn mạnh: “Với cách thức quy hoạch xây dựng thủy điện và hạ tầng giao thông như hiện tại. Các tỉnh miền Trung sẽ tiếp tục đối mặt với nguy cơ lũ chồng lũ, nguy hiểm và sức tàn phá ngày càng nặng nề trong vòng 10-15 năm nữa nếu không có biện pháp khắc phục”.
Các tỉnh miền Trung liên tiếp hứng chịu những cơn "đại hồng thủy" một phần do hệ lụy của quy hoạch xây dựng thủy điện dày đặc phía thượng nguồn... |
Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, hiện trạng thủy lợi - thủy điện miền Trung dẫn đến gây hại cho hạ du là do công tác xây dựng, vận hành các hồ chứa thủy điện, thiếu đồng bộ trong quy hoạch hạ tầng giao thông. Và quan trọng nhất là do thiếu “nhạc trưởng” trong công tác điều hành, quản lý tài nguyên nước đã dẫn đến sự phối hợp không đồng bộ giữa các chuyên ngành.
Các đại biểu đều cho rằng, các dự án thủy điện - thủy lợi chưa được lồng ghép hợp lý với nhau trong công tác quy hoạch, mặc dù các thuỷ điện, thuỷ lợi lớn có sự đầu tư, giám sát và trách nhiệm liên bộ. Nhưng khi triển khai và vận hành thì mỗi dự án mỗi kiểu nên cần thiết nhất là phải có một cơ quan quản lý chuyên trách hệ thống sông tại miền Trung, tránh chồng chéo như hiện tại và tránh việc tranh cãi về nguyên nhân gây lũ đối với khu vực miền Trung mỗi khi có sự cố xảy ra.
Theo Bửu Lân/VTC News
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).