»

Thứ năm, 21/11/2024, 13:25:48 PM (GMT+7)

Dự báo bão của Việt Nam chính xác hơn nước ngoài?

(18:31:01 PM 04/08/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương Bùi Minh Tăng khẳng định như thế trong cuộc trao đổi với báo giới về việc dự báo cơn bão số 3 vừa qua. Ông Tăng nói, không có chuyện "dự báo vống" cơn bão số 3 vừa qua.

 

Bờ[-]biển[-]Tiền[-]Hải[-]-[-]Thái[-]Bình,[-]gió[-]mạnh,[-]biển[-]động[-]dữ[-]dội.[-][-][-][-][-][-][-][-][-][-][-][-][-]Ảnh:[-]TTXVN
Bờ biển Tiền Hải - Thái Bình, gió mạnh, biển động dữ dội. Ảnh: TTXVN.

 

Ông có thể tóm tắt về cơn bão số 3 vừa qua theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương?

 

Bão số 3 hình thành ở vùng biển phía đông Philippines từ sáng 26 – 7, sau đó vào biển Đông. Bão tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, tốc độ trung bình 25km/h.

 

Đến tối 28 – 7, khi cách quần đảo Hoàng Sa 260km về phía Đông Bắc, bão đi chậm lại theo hướng Tây khoảng 10 – 15km/h.

 

Đến sáng 29 – 7, bão lại đi theo hướng Bắc Tây Bắc rồi lệch dần theo hướng giữa Tây Bắc và Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20km/h. Chiều tối 29 – 7, bão đi vào đảo Hải Nam, Trung Quốc rồi di chuyển nhanh theo hướng Tây.

 

Rạng sáng 30 – 7, bão vào Vịnh Bắc Bộ, cường độ mạnh cấp 9, cấp 10 và di chuyển theo hướng Tây, vận tốc 20km/h. Chiều cùng ngày, bão vào vùng bờ biển các tỉnh Thái Bình – Hà Tĩnh , cường độ giảm còn cấp 8, cấp 9.

 

Chiều tối 30 – 7, bão đổ bộ vào các tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An và suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Bão di chuyển tiếp về phía Tây và suy yếu nhanh thành vùng áp thấp, tan dần trên địa phận Lào.

 

Thưa ông, có ý kiến cho rằng Trung tâm khí tượng thủy văn đã không dự báo được thời điểm bão đổ bộ và cường độ bão?

 

Trong cuộc họp với Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương sáng 30 – 7, chúng tôi đã thông báo thời điểm đổ bộ khoảng từ 15h đến 19h giờ cùng ngày. Kết quả là bão đổ bộ lúc 18h, trên địa phận giữa Tĩnh Gia (Thanh Hóa) và Quỳnh Lưu (Nghệ An), hơi lệch về phía Tĩnh Gia. Do đó, không có lý nào khi nói rằng chúng tôi dự báo không chính xác. Tôi nhấn mạnh, cấp độ bão khi đổ bộ là cấp 8, trong khi chúng tôi dự báo cấp 9, điều này nằm trong sai số cho phép.

 

Dự báo bão của Mỹ, Trung Quốc, Hồng Công, Nhật Bản có khác với Trung tâm không, thưa ông?

 

Nhật dự báo, bão đổ bộ vào nam Nam Định tới bắc Thanh Hóa lúc 23h ngày 30 – 7. Thế nhưng, thời điểm đó, tâm bão đã sang biên giới Việt Nam – Lào, cường độ gió cấp 8, lúc đó chúng tôi đã phát tin cuối cùng.

 

Dự báo của Mỹ, điểm đổ bộ thay đổi rất nhiều từ ngày này sang ngày khác. Mỹ cho rằng, sáng 29, bão còn ở ngoài đảo Hải Nam (Trung Quốc). Ngày 31, bão sẽ đổ bộ vào nước ta, khoảng độ vĩ tuyến 18 tức là giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đến đêm 29, bản tin dự báo của Mỹ lại nói tâm bão đổ bộ vào Nam Định. Nghĩa là, chỉ sau một ngày, dự báo tâm bão của Mỹ nhảy từ Đèo Ngang về Nam Định. Trưa hôm sau, bão sát bờ biển rồi, Mỹ mới chỉnh dự báo vào giữa Quỳnh Lưu và Thành phố Vinh.

 

"Nhân đây, tôi cũng muốn đính chính thông tin trên một số trang mạng nói rằng chúng tôi luôn dự báo “vống” về cấp bão, lượng mưa. Tôi xin hỏi nếu mưa nhỏ, gió nhỏ thì có ruộng vườn, ao hồ bị ngập không, có cột điện bị đổ không? Chính Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, ông Cao Đức Phát còn nói, chúng tôi dự báo rất chính xác" - ông Bùi Minh Tăng.

Dự báo của Hồng Công thì gần sát với dự báo của chúng tôi: tối 29, trước khi bão đổ bộ một ngày, lúc 19h, Hồng Công xác định bão mạnh, giữa cấp 10. Hồng Công nhận định, bão sẽ vào giữa Thanh Hóa – Nghệ An. Khi vào bờ, dự kiến là gió cấp 8,9.

 

Tin cuối cùng Hồng Công phát là lúc 22h ngày 30 – lúc chúng tôi phát tin cuối cùng, thì Hồng Công vẫn phát tin bão với cường độ cấp 8, sau 24 tiếng thành vùng áp thấp trên địa phận Lào.

 

Tóm lại là, dự báo các trung tâm thay đổi nhiều, nhưng đều cho rằng bão vào nam Đồng bằng Bắc Bộ, cường độ cấp 8,9.

 

Tức là các nước dự báo bão không chính xác bằng Việt Nam?

 

Có thể nói như vậy, một trong những lý do là họ không có những trạm quan trắc gió dọc bờ biển nước ta. Họ chỉ dựa vào ảnh mây vệ tinh, do đó sai số sẽ rất lớn. Dự báo của chúng tôi dựa trên số liệu ảnh mây vệ tinh, số liệu quan trắc gió, kinh nghiệm dân gian...

 

Ngày 26 – 7, ông nói rằng bão đổ bộ với gió giật cấp 12, 13. Nhưng khi vào Nghệ An chỉ có cấp 8. Phải chăng Trung tâm dự báo “vống” lên để tránh sai sót từng gặp trước kia?

 

Đúng là ngày 26 – 7, trung tâm cho rằng, gió bão giật cấp 12,13. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, bản tin bão cập nhật cách nhau ba tiếng đồng hồ, liên tục hằng ngày. Nếu cách bốn ngày mà chúng tôi dự báo được, thì chắc tôi đắp chăn ngủ cho khỏe.

 

Nếu thường xuyên theo dõi bản tin được chúng tôi cập nhật liên tục, sẽ thấy dự báo của chúng tôi hôm 30 – 7 là tâm bão vào Nghệ An – Thanh Hóa, đúng theo thực tế. Lượng mưa thì khó dự báo lắm, nhưng chúng tôi cũng đúng khi nói mưa kéo dài tới tận ngày 2 – 8, tức là bốn ngày. Cơ bản là lượng mưa cũng đúng như chúng tôi nói.

 

Nhiều ngư dân ven biển phàn nàn họ phải sơ tán quá cẩn thận, trong khi kinh nghiệm sống và đi biển của họ cho rằng bão chỉ mạnh cấp 6 là cùng, Trung tâm có giải thích gì?

 

Khi còn ở ngoài khơi Thái Bình Dương, bão mạnh cấp 8, 9, vào Luzon là cấp 10; vào Biển Đông thì yếu đi một chút và mạnh hơn khi tới gần đảo Hải Nam (Trung Quốc). Các quan trắc của Việt Nam và những Trung tâm dự báo khác thì khi vào Vịnh Bắc Bộ là cấp 10. Lúc tâm bão cách vịnh Bắc Bộ thì tại đảo Bạch Long Vĩ đo được gió giật cấp10. Đến khi khi cách bờ 70 – 80km mới suy yếu xuống cấp 9, sát bờ là cấp 8.

 

Tôi không phủ nhận kinh nghiệm dân gian, nhưng nên nghĩ rằng, gió bão mạnh thế nào tùy cảm nhận từng người. Chúng tôi căn cứ chính vào số liệu của những trạm quan trắc được chuẩn hóa.

 

Nhưng nhiều ngư dân nói rằng họ phải sơ tán một cách không cần thiết?

 

Câu này nên hỏi chính quyền địa phương, nơi quyết định xem dân có phải sơ tán hay không. Chúng tôi chỉ là cơ quan tham mưu, quyết định là ở họ. Cá nhân tôi cho rằng, những cảnh báo chúng tôi đưa ra là chính xác. Nhân đây, tôi cũng muốn đính chính thông tin trên một số trang mạng nói rằng chúng tôi luôn dự báo “vống” về cấp bão, lượng mưa.

 

Tôi xin hỏi nếu mưa nhỏ, gió nhỏ thì có ruộng vườn, ao hồ bị ngập không, có cột điện bị đổ không? Chính Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, ông Cao Đức Phát còn nói, chúng tôi dự báo rất chính xác.

 

Một số báo mạng cho hay, bão suy yếu khi trên đường đổ bộ vào đất liền. Nhưng bão vào đất liền vẫn là giật cấp 8, mà chưa kể nhiều trung tâm khác trên thế giới dự báo bão đi qua biên giới Việt Lào vẫn còn bão. Chúng ta có trạm đo mặt đất, lúc đó cho thấy nó chỉ còn là áp thấp, họ dựa vào quan trắc ảnh vệ tinh thì sai số 1-2 cấp, thậm chí tới 3 cấp gió.

 

Văn Việt/TPO (ghi)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dự báo bão của Việt Nam chính xác hơn nước ngoài?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI