»

Thứ bảy, 23/11/2024, 11:07:51 AM (GMT+7)

100 triệu người chết do biến đổi khí hậu vào năm 2030

(18:13:39 PM 26/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Hơn 100 triệu người sẽ chết và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên toàn cầu sẽ giảm 3,2% vào năm 2030, nếu thế giới không giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu.

 

Các quốc gia nghèo nhất sẽ bị tổn thương nặng nhất do phải đối mặt với hàng loạt vấn đề: hạn hán, mất mùa, bệnh tật và sụt giảm nghiêm trọng GDP vào năm 2030 do biến đổi khí hậu! (Ảnh: io9.com)
Một tuyên bố của các chính phủ thuộc 20 quốc gia vừa cảnh báo như trên.


Khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên do sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, làm băng tan, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán và nước biển dâng cao sẽ đe dọa đến sinh kế và sự sống của dân cư.

 

Theo tính toán của Tổ chức nhân đạo DARA, mỗi năm có 5 triệu người chết vì ô nhiễm không khí, nạn đói và bệnh tất, do biến đổi khí hậu và việc thải ra nhiều các-bon từ các hoạt động kinh tế. Con số này sẽ tăng lên 6 triệu người mỗi năm vào năm 2030, nếu các mô hình kinh tế vẫn tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

 

Ước tính trong giai đoạn 2010-2030, sẽ có hơn 90% tổng số ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển do tác động từ các hoạt động của con người và hoạt động kinh tế làm biến đổi khí hậu hơn 184 quốc gia. Con số này sẽ tương đương với hơn 100 triệu người từ nay đến cuối thập kỷ tới.

 

Biến đổi khí hậu cũng sẽ làm giảm 1,6% GDP toàn cầu mỗi năm, tương đương 1,2 nghìn tỷ một năm, và thiệt hại này có thể tăng gấp đôi đến 3,2% vào năm 2030 nếu nhiệt độ toàn cầu tăng cao, vượt 10% so với thời gian trước vào năm 2100.

 

Trước đấy, các nghiên cứu đã chỉ ra, nhiệt độ đã tăng khoảng 0,8 độ C ở các nước đang phát triển. Nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng từ 2-3 độ C trong vòng 50 năm tới sẽ làm giảm mức tiêu thụ bình quân đầu người trên toàn cầu lên đến 20%.

 

Để ngăn chặn hậu quả biến đổi khí hậu, thế giới cần phải đầu tư khoảng 2% GDP toàn cầu đối với vấn đề này. Trong năm 2010, gần 200 quốc gia cũng nhất trí chung sức để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu xuống dưới 2 độ C để tránh những tác động nguy hiểm của biến đổi khí hậu.

 

Tuy nhiên, các nhà khoa học khí hậu đã cảnh báo, cơ hội hạn chế tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C rất mong manh so với lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu từ đốt nhiên liệu hóa thạch như hiện nay. Các quốc gia nghèo nhất sẽ là những nước dễ bị tổn thương nhất.



Trung bình, các nước này sẽ phải chịu tổn thất 11% GDP vào năm 2030. Ngay cả các nền kinh tế lớn nhất và phát triển nhanh nhất cũng sẽ không thoát nạn. Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể giảm 2,1% GDP vào năm 2030, trong khi Ấn Độ có giảm hơn 5% GDP.

Quảng Văn / Đất Việt (Theo Reuters)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 100 triệu người chết do biến đổi khí hậu vào năm 2030

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI