»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:12:02 AM (GMT+7)

Vì sao Nhà thờ Đức Bà Paris cháy quá nhanh?

(15:00:04 PM 16/04/2019)
(Tin Môi Trường) - Hệ thống đỡ mái bằng gỗ có từ thời Trung Cổ đồ sộ của Nhà thờ Đức Bà Paris khiến nhiều người ngưỡng mộ nhưng đang bị cho là nguyên nhân chính giúp ngọn lửa hủy diệt lan nhanh một cách dữ dội.

Vì[-]sao[-]Nhà[-]thờ[-]Đức[-]Bà[-]Paris[-]cháy[-]quá[-]nhanh?

Hệ thống mái đỡ của nhà thờ làm bằng gỗ đã bị cháy rụi - Ảnh: AFP

 
Nhà thờ Đức Bà, trái tim văn hóa 850 năm tuổi của Paris, đã bị thiêu hủy một phần trong đám cháy kinh hoàng kéo dài 8 tiếng bắt đầu từ rạng sáng 16-4 (giờ Việt Nam).
 
Hai tháp chuông mang tính biểu tượng của nhà thờ không bị ảnh hưởng nhưng phần mái chạy từ đầu đến cuối nhà thờ đã bị nhấn chìm trong biển lửa.
 
Người ta đã tiêu tốn hết 6,8 triệu USD để tu bổ ngọn tháp cao nhất nhà thờ. Ngọn tháp đó bắt lửa chỉ 1 tiếng rưỡi sau khi đám cháy bùng phát. Hình ảnh nó đổ sập trong sự bất lực và nỗi kinh hoàng của người dân đã trở thành hình ảnh biểu tượng của thảm kịch.
 
Cho đến thời điểm hiện tại đám cháy vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn song lực lượng cứu hỏa đã kiểm soát phần lớn ngọn lửa. 
 
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vụ cháy. Văn phòng công tố Paris đã bắt đầu một cuộc điều tra. Cảnh sát đưa ra giả định ban đầu rằng đám cháy là một tai nạn, không phải phá hoại.
 
Hệ thống kèo đỡ phần mái nặng tới 200 tấn của Nhà thờ Đức Bà rất phức tạp và được tạo bởi nhiều loại gỗ khác nhau, nhưng chủ yếu là gỗ sồi - loại vật liệu dễ bắt lửa. 
 
Việc nó thậm chí còn được gọi là "forêt" trong tiếng Pháp (nghĩa là "Rừng") cho thấy khối lượng gỗ được sử dụng nhiều thế nào.
 
Theo tờ La Tribune, hơn 1.300 cây sồi đã bị đốn hạ để làm phần khung đỡ cho mái dài hơn 100m. Số gỗ này đủ để lấp đầy 21ha của đảo Île de la Cité, nơi nhà thờ được xây dựng.
 
Một người phát ngôn của nhà thờ nói với truyền thông Pháp rằng phần khung gỗ có từ thời Trung Cổ, vốn được ví như bộ xương của nhà thờ, cũng bị cháy.
 
Vì sao đám cháy bị chậm khống chế? Theo trang Le Monde, lực lượng cứu hỏa Paris đã không thể sử dụng một chiến thuật chữa cháy đặc biệt gọi là Canadair vì sợ làm hỏng nặng thêm nhà thờ.
 
Một 'quả bom nước' nếu được ném xuống sẽ giúp dập kiểm soát đám cháy nhanh hơn. Nhưng ném nó xuống một công trình đã 850 năm tuổi và cháy rụi phần mái sẽ làm hư hỏng những gì còn sót lại và khiến nhiều người bị thương. 
 
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gợi ý sử dụng chiến thuật Canadair trên mạng xã hội Twitter, nhưng người Pháp không dùng nó vì lý do trên.
 
"Một chiếc máy bay Canadair sẽ thả 6 tấn nước với tốc độ cao xuống mặt đất. Việc này có nguy cơ làm bị thương một hoặc nhiều người có mặt quanh công trình và đây là lý do vì sao biện pháp can thiệp này ít được dùng trong các vùng đô thị. Nếu tai nạn xảy ra, phi công lái máy bay điều khiển Canadair sẽ bị khởi tố", trang Le Monde giải thích.
 
Dù trang web của Nhà thờ Đức Bà thừa nhận hỏa hoạn là không thể tránh khỏi, nhưng hình ảnh phần mái có từ thế kỷ 13 đổ sập trước ngọn lửa hung tàn khiến trái tim nhiều người quặn thắt.
 
Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi Nhà thờ Đức Bà Paris là "một biểu tượng của văn hóa Pháp và châu Âu" trong khi Thủ tướng Anh Theresa May nói bà chia sẻ nỗi mất mát với người dân Pháp.
 
Tòa thánh Vatican gọi vụ hỏa hoạn tại "biểu tượng Công giáo ở Pháp và thế giới" đã gây sốc cho nhiều người và cầu nguyện cho lực lượng cứu hỏa đang cố gắng dập tắt đám cháy.
Bảo Duy/TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vì sao Nhà thờ Đức Bà Paris cháy quá nhanh?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI