»

Thứ hai, 20/01/2025, 14:01:04 PM (GMT+7)

Thiên thạch rơi xuống Nga: Cảnh báo đối với trái đất

(17:13:01 PM 17/02/2013)
(Tin Môi Trường) - Cơn mưa thiên thạch đổ xuống vùng Ural của nước Nga hôm 15-2, trong đó có một thiên thạch khoảng 10 tấn, đường kính 15 m đã nổ tung trên bầu trời, đã đưa ra lời cảnh báo rất thực tế với trái đất của chúng ta

Các nhà khoa học dự báo vào khoảng 2 giờ ngày 16-2-2012, “2012 DA 14” - một thiên thạch khổng lồ với đường kính khoảng 50 m bắt đầu đi ngang trái đất. Giới khoa học đã nhanh chóng trấn an rằng thiên thạch này sẽ không gây bất kỳ hiểm họa nào vì nó không trên lộ trình va chạm với trái đất của chúng ta.

 
Tuy nhiên, “2012 DA 14” cũng vẫn sẽ là thiên thạch cỡ trung đến gần trái đất nhất được ghi lại trong lịch sử, chỉ cách trái đất khoảng 27.000 km. Với vận tốc và kích cỡ của nó, nếu đâm vào trái đất, thiên thạch này đủ sức san bằng một diện tích lớn đô thị.
 

Vụ nổ lớn nhất

 

Nhưng trong khi mọi người đang dõi theo “2012 DA 14”, một sự kiện khác lại làm chấn động nước Nga: Một cơn mưa thiên thạch lớn nhất thế kỷ đã đổ bộ xuống vùng núi Ural vào khoảng 11 giờ 30 phút ngày 15-2. Một thiên thạch nhỏ hơn và không liên quan gì đến “2012 DA 14” đã nổ tung, rực sáng trên bầu trời Chelyabinsk (cách Moscow 1.500 km). Vụ nổ gây thiệt hại lớn về nhân mạng và tài sản. Camera ghi lại hình ảnh của vụ nổ nhanh chóng được đăng tải lên mạng, làm rúng động dư luận. Nhiều lo ngại được đặt ra, trong khi các nhà chức trách và nhà khoa học vẫn đang điều tra vụ việc.

 

Các tiên đoán sơ bộ ban đầu của Học viện Khoa học Nga cho biết thiên thạch nổ tung trên bầu trời Nga trước khi đi vào bầu khí quyển có khối lượng khoảng 10 tấn, đường kính chừng 15 m. Cấu tạo của thiên thạch này không chỉ có đá mà còn có cả sắt và niken. Thiên thạch đã di chuyển vào bầu khí quyển với tốc độ 54.000 km/giờ.
 
 
Thiên thạch này quá nhỏ để có thể nhận thấy thông qua các thiết bị theo dõi hiện đại, vốn chỉ có thể phát hiện các vật thể có đường kính trong vòng 100 m đến 1 km. Đó là chưa kể thiên thạch này còn có màu tối và trùng với nền đen của vũ trụ.
 
 
Các cơ quan nghiên cứu sóng siêu âm chuyên theo dõi các vụ nổ nguyên tử cho biết vụ nổ này có sức công phá vài trăm kiloton. Để có thể thấy rõ tầm vóc của vụ nổ này, so với vụ thử bom hạt nhân vừa qua của Bắc Triều Tiên chỉ có 7 kiloton.
 
Đuôi khói sót lại từ đường bay của mảnh thiên thạch qua bầu trời Ural (Nga). Ảnh ghi lại được bởi camera trên kính chắn gió của ô tô. Ảnh: CHELYABINSK.RU

 
Thật may mắn, thiên thạch này nổ tung thành nhiều mảnh ở độ cao khoảng 30-50 km nên không quá nguy hiểm. Hầu hết chấn thương cho người dân trong vùng là do kính vỡ dưới tác động của xung chấn từ vụ nổ. Đây vẫn được xem là vụ va chạm thiên thạch lớn nhất thế kỷ và cũng có thể là vụ va chạm lớn nhất mà con người ghi nhận được.
 
 
Sức công phá và thiệt hại của vụ nổ này có thể vượt xa vụ va chạm Tunguska - từng quét sạch cả một khu rừng ở Siberia (Nga) với sức công phá 50 kiloton vào hồi năm 1908. Vụ nổ buộc nhà chức trách tại Nga nhanh chóng huy động các lực lượng cứu hộ và quân đội tới hiện trường.
 
 
Khảo sát ban đầu về phóng xạ của nước và đất trong vùng không thấy mức phóng xạ khác thường nhưng các chuyên viên phóng xạ, hóa học và sinh học vẫn đang đặt sự kiện trong tình trạng báo động. Hàng loạt trung tâm nghiên cứu trên khắp thế giới đang ra sức tìm hiểu, nghiên cứu vụ va chạm này.
 

Quân đội Nga sau đó đã tìm kiếm và phát hiện được 3 khu vực có mảnh vỡ thiên thạch rớt xuống. Hai trong số đó nằm ở khu vực quanh hồ Chebarkul, phía Tây Chelyabinsk. Khu vực thứ ba được tìm thấy cách đó 80 km, gần thị trấn Zlatoust. Tại khu vực va chạm ở hồ Chebarkul, một hố lớn có đường kính 6 m được phát hiện bởi một ngư dân. Các đơn vị cứu hộ và khảo sát vẫn còn phải tiếp tục theo dõi một khu vực rộng lớn hơn.

 

Hiểm họa tương lai

 

Sự kiện này là một đòn cảnh báo cho toàn thế giới về một hiểm họa thiên thạch rất có thể xảy ra trong tương lai. Giới quan sát lo ngại khả năng có hạn của công nghệ theo dõi thiên thạch sẽ lại để lọt những thiên thạch nhỏ nào đó. Và nếu thiên thạch đó rơi vào khu đông dân cư thì có thể gây thiệt hại không lường trước được.
 
 
Những thiên thạch có kích cỡ lớn đều đã được theo dõi bởi các tổ chức thiên văn trên thế giới nhưng các thiên thạch nhỏ lại là các hiểm họa tiềm tàng. Mặc dù một thiên thạch nhỏ không đủ sức tạo ra một thảm họa hủy diệt toàn cầu nhưng vẫn đủ để quét sạch cả một thành phố nếu va chạm trực tiếp.
 
 
Nhiều nhà khoa học cũng đã cảnh báo các thiên thạch nhỏ có thể “tình cờ sống sót” khi đi vào bầu khí quyển trái đất. Sự kiện tại Ural hôm 15-2 chứng tỏ xác suất đó là có thật.
 
 

Nga kêu gọi cùng ứng phó với thảm họa thiên thạch

 

Trong khi người dân tại Nga vẫn còn đang bàng hoàng và các nhà khoa học bắt tay vào nghiên cứu, giới chức trách cũng lên tiếng. Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin kêu gọi các cường quốc trên thế giới phát triển một hệ thống ứng phó với tình huống tương tự.
 
Thiên thạch gây vỡ kính hàng loạt nhà cao tầng ở Nga. Ảnh: AP
 
 
Ông cho biết không có quốc gia nào từ Nga đến Mỹ có được công nghệ đủ để dự đoán thảm họa dạng này và trách nhiệm ngăn chặn thảm họa thiên thạch là của tất cả mọi người vì nó có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
 
XUÂN HẠO (NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thiên thạch rơi xuống Nga: Cảnh báo đối với trái đất

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.

Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI