Quảng Nam: Tính mạng người dân “mành chuông treo sợi chỉ”.
(10:57:46 AM 20/11/2012)* Nguy cơ hiển hiện
Nhìn ngôi nhà chỉ còn cách bờ sông vài bước chân, ông Nguyễn Hồng Phong trú thôn Trà Đình 2 (xã Quế Phú, huyện Quế Sơn) lo lắng: “Năm nào cũng vậy, mỗi khi lũ dữ ập về là bờ sông Bà Rén thuộc địa phận Xóm Gò bị sạt lở nghiêm trọng. Hồi trước, nhà tôi cách mép sông 40m nhưng giờ chỉ còn 7m. Những ngày tới, mưa gió xuất hiện, chắc cả gia đình phải đi lánh nạn chứ không thì nguy hiểm lắm”. Ngược lên khu vực Xóm Trại, lại thấy đoạn sông Ly Ly dài hàng trăm mét bị xói lở rất nặng. Khu vực này là vùng trũng thấp, vì vậy mỗi lần có lũ về là nước chảy cực mạnh khiến từng mảng đất lớn đổ ùm xuống sông. Người dân ở đây hễ thấy trời trút mưa tầm tã là họ như ngồi trên đống lửa vì sợ tính mạng, tài sản bị “hà bá” đe dọa. Được biết, hiện nay trên địa bàn Xóm Gò, Xóm Trại có 28 hộ dân sống sát sông Bà Rén và Ly Ly luôn phập phồng nỗi lo trước tình trạng sạt lở ngày càng phức tạp.
Nhằm đảm bảo an toàn cho số hộ dân trên, ngành chức năng của tỉnh Quảng Nam và chính quyền huyện Quế Sơn đã quyết định chọn 6.000 m2 đất trên cánh đồng Kỳ Yên để đầu tư xây dựng khu tái định cư, khẩn trương di dời tất cả đến nơi ở mới theo diện tập trung. Thế nhưng, cho đến giờ này, việc triển khai thi công các hạng mục thiết yếu tại khu tái định cư ấy vẫn chưa tiến hành đồng bộ. Do đó, mùa mưa lũ năm nay, 28 hộ dân vừa nêu sẽ phải tiếp tục... nơm nớp lo.
Tại địa phận xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên (dọc theo bờ sông Ly Ly và Thu Bồn), mặc dù ven sông trồng nhiều tre giữ đất nhưng hàng năm, mưa lũ quét qua cũng làm sạt lở hàng chục mét đất. Đe doạ cuốn trôi hàng chục hộ gia đình.
Ảnh minh họa
Do dòng chảy thay đổi nên mỗi khi mưa bão xuất hiện là bờ sông Bàu Sấu thuộc xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn bị lũ phá tan hoang. Bình quân mỗi năm bờ sông này bị sạt khoảng 10 mét chiều ngang làm cho hàng loạt khu vườn rộng lớn chuyên sản xuất rau màu “biến mất” và nguy hiểm hơn là 24 ngôi nhà của người dân nơi đây đứng trước nguy cơ xói lở, đổ sập.
Mũi đất nhô ra biển tại thôn 2, xã Tam Quang, huyện Núi Thành đang có nguy cơ trở thành ốc đảo do tình hình sạt lở bờ biển nghiêm trọng diễn ra từ nhiều năm nay. Đặc biệt trong thời gian gần đây, do ảnh hưởng của bão số 7, lượng mưa nhiều nên bờ biển càng sạt lở nặng. Qua theo dõi quá trình sạt lở bờ biển do tác động sóng biển, tốc độ sạt lở mỗi năm từ 5-10m theo chiều sâu (tính từ bờ biển). Với tốc độ sạt lở như hiện nay, chỉ 3 năm đến 4 năm nữa đoạn đường ven biển đi vào khu vực đóng quân của Công ty Trường Thành - Quân khu V, Trung tâm sự cố tràn dầu - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Vùng Cảnh sát biển 2, Công ty ElfGaz – Quân khu V và khu vực dự kiến xây dựng cầu cảng tỉnh Quảng Nam sẽ bị chia cắt…
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Nam có tất cả 59 điểm bị sạt lở núi và bờ sông rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sản xuất của hơn 7.000 hộ dân.
* Quá thiếu vốn
Trước tình trạng bờ sông Ly Ly và Thu Bồn bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng, cách đây hơn 1 năm chính quyền xã Duy Thành (huyện Duy Xuyên) đã quy hoạch một khu đất rộng 3.000 m2, bố trí 23 nền và tiến hành vận động những hộ dân thuộc diện “báo động đỏ” trên địa bàn thôn An Lạc, Thi Thại gấp rút di dời nhà cửa đến ở nhưng cho tới thời điểm này mới chỉ có 7 hộ triển khai. Nguyên nhân người dân không chịu di dời là tất cả tài sản, tiền của đều đã đầu tư vào ngôi nhà cũ, giờ chuyển đi thì không biết lấy tiền đâu để xây lại. Bên cạnh đó, khoản hỗ trợ của nhà nước chỉ 10 triệu đồng/hộ thì không đủ trang trải.
Ông Lê Trung Xuân, Chủ tịch UBND xã Duy Thành cho biết, do các hộ dân không đủ khả năng di dời ra khỏi nơi nguy hiểm nên cứ bắt đầu mùa bão lũ là lãnh đạo địa phương phải mời họ lên để buộc viết cam kết chủ động sơ tán người và tài sản có giá trị đến khu vực an toàn trước khi tình huống xấu xảy ra. Do phần lớn người dân đều có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, không thể di dời nhà cửa vì vậy đề nghị các ngành chức năng ở tỉnh Quảng Nam và huyện Duy Xuyên tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng khoảng 3km kè kiên cố để bảo vệ bờ sông Ly Ly, Thu Bồn qua địa phận thôn An Lạc, Thi Thại nhằm giúp hơn 150 hộ dân trong vùng bị sạt lở ổn định cuộc sống.
Trước đây, chính quyền xã Duy Thu (huyện Duy Xuyên) và Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Nam chọn khu đất rộng 2,5 ha để bố trí tái định cư cho 75 hộ dân sống trong vùng sạt lở bờ sông Thu Bồn thuộc địa phận thôn Tĩnh Yên. Tuy nhiên, do ngân sách tỉnh không phân bổ nên việc thi công các hạng mục thiết yếu (dự toán gần 8 tỷ đồng) tại khu tái định cư này không thể triển khai. Vì vậy, công tác di dời đành phải gác lại. Để giải quyết khó khăn ấy, Sở NN&PTNT Quảng Nam đã tham mưu UBND tỉnh trình đề án với Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Tài chính để xin Trung ương hỗ trợ kinh phí thực hiện. Ông Lê Nhãn – Trưởng phòng Quản lý di dân thuộc Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Nam nói: “Nếu 2 Bộ thẩm định nguồn vốn sớm thì dự án khu tái định cư thôn Tĩnh Yên mới được ghi vốn đầu tư năm 2013. Còn không thì chắc chắn việc thi công sẽ tiếp tục bị chậm trễ”.
Ông Nguyễn Quang Hoà, Chủ tịch UBND huyện Núi Thành cho biết: Tình hình sạt lở bờ biển tại mũi đất này diễn biến ngày càng xấu. Khu vực sạt lở có hình vòng cung, chiều dài khoảng 500m, bờ biển hiện chỉ cách đường bê tông nhựa qua khu vực công ty ElfGaz-Quân khu V, Vùng Cảnh sát biển 2 và công trình ngọn Hải đăng Kỳ Hà khoảng từ 20-30m. Nếu không có công trình bảo vệ bờ biển, khi bão xảy ra sóng biển xâm thực sẽ làm sạt lở thêm và sau vài năm sẽ cắt hẳn mũi đất gần cửa biển An Hòa. UBND huyện đã nhiều lần kiến nghị với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và UBND tỉnh vấn đề sạt lở trên. Đã có một số đoàn về kiểm tra tình hình nhưng đến nay vẫn chưa có dự án nào được triển khai.
Ngoài những dự án nêu trên, hiện nay Quảng Nam cũng đang trình hồ sơ dự toán khu tái định cư thôn Trà Đình 2 (Quế Phú, Quế Sơn), thôn Thanh Vân (Đại Cường, Đại Lộc), thôn Đại An (Tam Đại, Phú Ninh) để Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Tài chính xem xét, thẩm định. Vốn đầu tư do Trung ương quyết định nên việc có được phê duyệt xây dựng vào năm 2013 hay không thì còn phải... chờ.
Năm 2012, Trung ương phân bổ cho Quảng Nam tổng cộng 9 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ cho dân 3 tỷ đồng, còn lại 6 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng các khu tái định cư. Với số tiền trên, toàn tỉnh chỉ tổ chức di dời được 300 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm thuộc 11 huyện, thành phố gồm: Duy Xuyên, Đại Lộc, Đông Giang, Nam Trà My, Tây Giang, Thăng Bình, Nam Giang, Quế Sơn, Tiên Phước, Nông Sơn, Hội An.
Được biết, theo đề án mà UBND tỉnh đã phê duyệt, từ năm 2011 đến 2015 Quảng Nam sẽ tổ chức di dời 5.700 hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, trong đó 3.200 hộ theo diện tập trung và 2.500 hộ theo diện xen ghép. Như vậy, bình quân mỗi năm tiến hành di dời 1.140 hộ. Tuy nhiên, kế hoạch là thế nhưng thực tế mỗi năm toàn tỉnh chỉ di dời được 250 hộ đến 300 hộ. Nguyên nhân khiến tiến độ chậm là vì quá thiếu vốn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).