»

Thứ năm, 31/10/2024, 04:10:28 AM (GMT+7)

Quân đội Brazil điều máy bay chiến đấu đến dập lửa ở rừng Amazon

(08:15:58 AM 26/08/2019)
(Tin Môi Trường) - Các máy bay chiến đấu Brazil đang dội nước lên khu rừng bị cháy của Amazon ở bang Rondonia sau phản ứng toàn cầu đối với sự tàn phá ở "lá phổi" của hành tinh.

Phát ngôn viên văn phòng tổng thống Brazil cho biết kể từ ngày 25/8, Tổng thống Jair Bolsonaro đã ủy quyền cho các lực lượng quân sự ở bảy bang chống lại các đám cháy dữ dội ở Amazon, đáp lại yêu cầu hỗ trợ từ chính quyền địa phương.

 
Theo Reuters, đoạn video do Bộ Quốc phòng đăng tải tối 24/8 cho thấy chiếc máy bay quân sự bơm hàng nghìn lít nước khi bay qua những đám khói gần tán rừng.
 
Phản ứng được thực hiện khi các nhà lãnh đạo các quốc gia trong nhóm G7 đang họp tại Pháp bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ hỏa hoạn.
 
Quân[-]đội[-]Brazil[-]điều[-]máy[-]bay[-]chiến[-]đấu[-]đến[-]dập[-]lửa[-]ở[-]rừng[-]Amazon
Chiếc máy bay C-130 Hercules đổ nước để dập lửa trong rừng nhiệt đới Amazon, Brazil. Ảnh: AP.
 
Gần 80.000 đám cháy đã được ghi nhận trên khắp Brazil cho đến ngày 24/8, mức cao nhất kể từ 2013, theo cơ quan nghiên cứu vũ trụ INPE.
 
Ông Bolsonaro tuyên bố quân đội được triển khai vào ngày 23/8 sau nhiều ngày chỉ trích từ các nhà lãnh đạo thế giới và công luận rằng chính phủ Brazil không làm gì để chống lại đám cháy.
 
Tuy nhiên, bên ngoài Rondonia, chính phủ vẫn chưa cung cấp chi tiết hoạt động cho các tiểu bang khác. Bộ Quốc phòng cho biết trong cuộc họp ngày 24/8 rằng 44.000 binh sĩ đã có mặt ở khu vực phía bắc Amazon của Brazil nhưng không cho biết có bao nhiêu người sẽ được sử dụng ở đâu và họ sẽ làm gì.
 
Bộ trưởng Tư pháp Sergio Moro cũng đã ủy quyền cho lực lượng cảnh sát quân sự hỗ trợ chống lại các đám cháy, với 30 người được gửi từ Brasíc đến Porto Velho.
 
Amazon là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới và được coi là rất quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu vì lượng carbon dioxide khổng lồ mà nó hấp thụ.
 
Nhà khoa học khí hậu người Brazil Carlos Nobre cho biết ông lo lắng nếu 20 đến 25% hệ sinh thái bị phá hủy thì Amazon có thể đạt đến điểm tới hạn, sau đó nó sẽ bước vào thời kỳ tự phục hồi khi rừng chuyển thành thảo nguyên. Nobre cảnh báo rằng mức này không còn xa với 15-17% rừng nhiệt đới đã bị phá hủy.
Tuyết Mai
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quân đội Brazil điều máy bay chiến đấu đến dập lửa ở rừng Amazon

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?

Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?

(Tin Môi Trường) - Chuyên gia nhận định nhiều khả năng năm nay sẽ là năm ấm nhất được ghi nhận và khi nhiệt độ tăng lên thì các cơn bão mạnh cũng gia tăng. Thời gian qua, nhiều cơn siêu bão xuất hiện với sức tàn phá khủng khiếp và đạt cấp độ cao nhất của các thang đo bão.

Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI