»

Thứ bảy, 23/11/2024, 04:34:18 AM (GMT+7)

Nông dân Sóc Trăng mất trắng vì mặn xâm nhập sớm

(14:03:31 PM 14/01/2016)
(Tin Môi Trường) - Những đồng lúa chết khô. Những con kênh cạn nước. Những khuôn mặt hiện lên sự buồn thảm vì vụ mùa mất trắng. Nước mặn xâm nhập sớm và ngày càng gay gắt hơn mọi năm khiến các trà lúa vụ Đông Xuân đang trong giai đoạn làm đòng tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng phải chịu ảnh hưởng nặng nề.

Nhiều[-]diện[-]tích[-]lúa[-][-]chết[-]khô[-]-[-]Ảnh[-]minh[-]họa:[-]TL

Nhiều diện tích lúa  chết khô - Ảnh minh họa: TL


Tại xã Lịch Hội Thượng - địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng xâm nhập mặn, tình cảnh chung của nông dân hiện nay là tới đâu hay tới đó, vì với họ, vụ mùa này coi như thất bại hoàn toàn. Hộ gia đình chịu ảnh hưởng nhẹ nhất thì giảm năng suất từ 30-50%; hộ bị thiệt hại nặng thì mất trắng. Mặn xâm nhập sớm, khó lường và gây thiệt hại đang làm cho các hộ dân nơi đây điêu đứng và rơi vào cảnh nợ nần.


Anh Lâm Thol ở ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng cho biết, đã bỏ không biết bao mồ hôi, công sức, vốn liếng cho vụ Đông Xuân năm nay. Kể từ lúc làm lúa tới giờ, chưa năm nào hạn mặn diễn ra gay gắt, nhanh chóng, cũng như ảnh hưởng nặng nề như vậy. Hơn 8 công (mỗi công 1.000m2) đất trồng lúa nay đã thất thu hoàn toàn. Khoản chi phí gần 8 triệu đồng để mua phân bón, thuốc xử lý mất trắng. Không chỉ anh Lâm Thol, những hộ trồng lúa xung quanh cũng chung tâm trạng và lo âu về vụ mùa thất thu do tình trạng xâm nhập mặn diễn ra sớm.


Ông Nguyễn Văn Mẫm, Chủ tịch UBND xã Lịch Hội Thượng cho biết, trên địa bàn xã có 1.200 ha diện tích sản xuất lúa. Đến nay, trà lúa đã được từ 50 đến 60 ngày tuổi, nhưng xâm nhập mặn nội đồng có nơi đã đạt độ mặn lên trên 3 phần nghìn, nên diện tích lúa bị mất trắng khoảng 300 ha. Phần diện tích lúa còn lại đang bị khô do thiếu nước vì kênh rạch dưới lòng sông đều cạn kiệt nước.


Trong những ngày bị xâm nhập mặn, UBND xã cũng tích cực khuyến cáo bà con khắc phục bằng cách, đối với những trà lúa còn xanh tốt, thì bơm nước lên ruộng cho ẩm mặt ruộng rồi xả bỏ, không giữ nước trong ruộng và chờ nước ngọt đến bơm lên cứu trà lúa. Tuy nhiên, chỉ khoảng 500 ha lúa có khả năng cứu được, đối với những trà lúa gần trổ. Riêng đối với diện tích lúa khoảng 50 ngày tuổi coi như mất trắng.


Là địa phương giáp ranh với biển nên trên địa bàn huyện Trần Đề, các xã bị ảnh hưởng nặng nề nhất gồm xã Lịch Hội Thượng, Liêu Tú, Trung Bình và một số xã lân cận khác. Năm nay hiện tượng El Nino tác động mạnh đến thời tiết, lượng mưa rất ít và dứt mưa sớm, nước lũ đầu nguồn lại không có, nước ngọt từ thượng nguồn đổ về không có dẫn đến lượng nước ngọt trên ao hồ, đồng ruộng không có nhiều làm tình hình xâm nhập mặn trở nên gay gắt hơn.


Ông Trần Hoàng Dũng,Trưởng Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trần Đề cho biết, tình hình xâm nhập mặn đối với vụ lúa Đông Xuân diễn ra gay gắt, độ mặn trên các hệ thống sông chính như cửa Trần Đề, cửa Đại Ngãi và một số cống như Bà Xẩm, Cái Xe, Cái Oanh đã vượt ngưỡng cho phép. Với mức đo được trên sông từ 3 đến 3,2 phần nghìn nên không thể bơm nước lên đồng được, chỉ khi giảm xuống dưới 1,5 phần nghìn mới có thể bơm nước lên cứu lúa. Hầu hết các kênh trên địa bàn thuộc huyện cũng đều cạn, không đủ nguồn nước tưới cho trà lúa Đông Xuân. Hiện nay, đa phần trà lúa đang ở giai đoạn từ 50 ngày tuổi đến 75 ngày tuổi. Diện tích lúa có khả năng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn trên 1.200 ha.


Tại huyện Long Phú, địa phương có cùng cùng hệ thống kênh Tiếp Nhựt - Long Phú với huyện Trần Đề, do cơ cấu mùa vụ sản xuất sớm hơn nên lúa vụ Đông Xuân của nông dân trên địa bàn huyện không bị thiệt hại bởi xâm nhập mặn. Hiện nay, nông dân đã tiến hành thu hoạch vụ lúa Đông Xuân. Tuy nhiên, trước tình hình xâm nhập mặn hiện nay, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Phú đã khuyến cáo bà con không nên xuống giống vụ lúa Xuân Hè. Mặc dù vậy, đến ngày 12/1, đã có khoảng 2.500 ha diện tích xuống giống vụ Xuân Hè.


Với những bất lợi mà nông dân trên địa bàn huyện Trần Đề đang gặp phải thì nguy cơ các trà lúa sớm của vụ Xuân Hè trên địa bàn huyện Long Phú cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn.

Chanh Đa
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nông dân Sóc Trăng mất trắng vì mặn xâm nhập sớm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI