Nhiều thiên tai và kinh nghiệm phòng, chống
(10:28:44 AM 04/01/2014)Hàng trăm héc-ta su su và rau màu đã bị hỏng sau trận băng tuyết dày khiến người dân "trắng tay". Trong ảnh: Người dân tổ 13, Ô Quy Hồ (Lào Cai) thu dọn su su sau khi tuyết tan. Ảnh: LÊ TIẾN
Kỷ lục "đỏng đảnh"
Trong năm, đã có 14 cơn bão và năm ATNÐ hoạt động trên Biển Ðông, nhiều hơn hẳn so với số liệu trung bình nhiều năm, đạt ngang kỷ lục năm 1964 (16 cơn bão và ba ATNÐ); trong đó có chín cơn bão và hai ATNÐ ảnh hưởng trực tiếp. Trong số chín cơn bão đổ bộ vào đất liền có đến ba cơn bão có cường độ mạnh (lớn hơn cấp 12), đây cũng là một năm có số cơn bão mạnh nhiều kỷ lục. Ðặc biệt, siêu bão Hai Yan về cường độ có thể so sánh với bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ, khi đổ bộ vào Phi-li-pin với cường độ trên cấp 17 (vượt quá khung bảng tính cường độ gió trên khu vực biển Thái Bình Dương) sau đó đi vào Biển Ðông vẫn giữ cường độ cấp 14, cấp 15. Thậm chí sau khi đổi hướng di chuyển lên phía bắc vào Quảng Ninh, Hải Phòng, với cường độ gió cấp 11, cấp 12 và giật đến cấp 14 đã gây hậu quả rất lớn về người và tài sản cho người dân.
Năm Quý Tỵ cũng ghi dấu 31 đợt mưa lớn diện rộng, nhiều hơn rất nhiều so các năm trước đây. Ðợt mưa lớn diện rộng đầu tiên trong năm là vào đầu tháng 5 trên khu vực các tỉnh Bắc Bộ là điểm bất thường. Ðặc biệt, trong tháng 6 lại xuất hiện một đợt gió mùa đông bắc gây mưa vừa, mưa to diện rộng cho các tỉnh Bắc Bộ. Bất thường hơn cả, đợt gió mùa đông bắc cuối tháng 3 đã gây ra mưa đá diện rộng ở Hà Giang, Cao Bằng và đặc biệt ở Lào Cai. Mới đây nhất, từ 14 đến 16-12 vẫn còn một đợt mưa lớn trái mùa, ảnh hưởng đến các tỉnh miền núi phía bắc, gây lũ vừa trên các sông Ðà, Thao và Lô trong mùa khô. Ðặc biệt, đợt mưa tuyết bất thường tại Lào Cai và Hà Giang giữa tháng 12 vừa qua là hiện tượng chưa từng có ở nước ta từ trước tới nay... Theo nhận xét của các chuyên gia ngành khí tượng, giá trị cực trị của lạnh bất thường khiến tuyết rơi ở Sa Pa và các đỉnh núi cao khác, có nơi tuyết phủ dày lên đến 30-50 cm.
Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị
Xác định diễn biến thời tiết ngày càng theo xu hướng phức tạp, ngay từ đầu mùa thiên tai năm 2013, Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư đã tập trung rà soát, kịp thời có các phương án bảo đảm an toàn cho các công trình PCLB; chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng và tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai cụ thể với đặc điểm, điều kiện từng vùng; tăng cường giám sát, đôn đốc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình đã được Chính phủ phê duyệt; lồng ghép việc xây dựng cơ sở hạ tầng với công tác PCLB nhằm bảo đảm an toàn dân cư; tăng cường năng lực, phương tiện trong công tác PCLB và TKCN... Ðồng thời, triển khai hỗ trợ kinh phí hoàn thành các dự án công trình nâng cấp đê kè, hồ đập; xây dựng các tuyến đường cứu hộ, cứu nạn phục vụ việc di dời dân cư khi thiên tai xảy ra; tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn; đầu tư xây dựng các trạm quan trắc để thông tin kịp thời; dự báo sớm về tình hình lụt bão ở các vùng giáp ranh để người dân có biện pháp chuẩn bị, đối phó...
Trước mỗi cơn bão, Chính phủ, Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư đều có công điện yêu cầu các địa phương phải khẩn trương kêu gọi tàu, thuyền, chằng, chống nhà cửa, có phương án bảo đảm tuyệt đối an toàn các tuyến đê theo phương châm "bốn tại chỗ". Nhiều đoàn công tác của Chính phủ, các bộ, ngành còn trực tiếp về kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống tại các "tâm bão".
Các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã điều động hàng trăm nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ giúp dân bảo vệ tính mạng, tài sản, thực hiện nhiều chuyến bay cứu nạn, chở hàng cứu trợ. Ðặc biệt, chủ động kiểm đếm, kêu gọi cứu hộ, cứu nạn tàu, thuyền nên trong các cơn bão không có tàu, thuyền nào bị đắm trên biển. Trong trường hợp xảy ra các tình huống khẩn cấp trong thiên tai, việc tìm kiếm cứu nạn cũng luôn bảo đảm tính chủ động, tuyên truyền và tạo được phản ứng hiệu quả trong nhân dân, cho nên đã triển khai được những việc rất lớn như sơ tán hàng chục nghìn tàu, thuyền, hàng triệu người dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Qua đó giảm đáng kể thiệt hại về người và tài sản do thiên tai.
Và những bài học kinh nghiệm
Nếu như năm 2012, các loại hình thiên tai làm 258 người chết và mất tích, hơn 6.200 ngôi nhà bị đổ, sập, trôi, 408 nghìn ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, sạt lở hơn ba triệu m3 đất đá... Ước tính tổng thiệt hại về vật chất khoảng 16 nghìn tỷ đồng thì năm 2013, có tới 286 người chết và mất tích, hơn 12 nghìn nhà bị sập đổ, cuốn trôi, gần 3.500 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại... tổng thiệt hại ước tính hơn 27 nghìn tỷ đồng.
Những thiệt hại trên không hoàn toàn do thiên tai mà có nguyên nhân không nhỏ từ sự can thiệp
của con người. Cơn bão số 10 đổ bộ vào các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, nhưng lại gây mưa to tại Nghệ An. Do mưa lớn, hồ Vực Mấu buộc phải xả năm cửa tràn với dung tích 1.100 m3/giây. Hồ xả lũ cộng với triều cường đã gây ra lũ lên đột ngột, làm nhiều gia đình ở thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) không kịp di chuyển, hơn 3.200 hộ dân, với khoảng 13 nghìn người bị cô lập hoàn toàn.
Mới đây nhất, ATNÐ gây mưa diện rộng cộng với các nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ với lưu lượng lớn đã khiến hàng trăm nghìn nhà dân ở các tỉnh miền trung ngập chìm trong biển nước. Thiệt hại nặng nhất là hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Ðịnh, với 31 người chết, chín người mất tích. Các địa phương đã sơ tán 18 nghìn hộ dân với 63 nghìn người ra khỏi vùng nguy hiểm. Theo phản ánh của người dân, nguyên nhân chủ yếu gây ra ngập lụt trên diện rộng là do 15 nhà máy thủy điện ở miền trung và Tây Nguyên đồng loạt xả lũ...
Thực tế trên cho thấy cần có những giải pháp cụ thể đồng bộ hơn nữa nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong những năm qua, Chính phủ luôn dành sự quan tâm cao nhất cho công tác bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân, đặc biệt trước tình trạng biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, khó lường hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận những hạn chế về công tác dự báo, xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó ở một số địa phương, đơn vị chưa sát thực tế, vẫn còn tâm lý chủ quan, chưa nghiêm túc chấp hành các cảnh báo, kế hoạch phòng, chống thiên tai, sự cố, dẫn đến một số trường hợp thiệt hại không đáng có trong mưa lũ về người và tài sản.
Chính vì vậy, những bài học kinh nghiệm cần rút ra ngay sau mùa mưa bão năm 2013 là cần đẩy mạnh tuyên truyền, làm chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành trong hoạt động PCLB và tìm kiếm cứu nạn, hạn chế những tư tưởng chủ quan, đơn giản. Rà soát, cập nhật các phương án, kế hoạch, diễn tập cho sát với tình hình thực tế của từng địa bàn, khu vực, vùng miền. Cần duy trì nghiêm chế độ trực, chủ động theo dõi nắm chắc tình hình, sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó kịp thời và xử lý có hiệu quả các tình huống có thể xảy ra.
Một năm mới đã đến, cũng đồng nghĩa với việc một mùa thiên tai mới đang cận kề. Phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác PCLB và TKCN năm 2013 và từng bước khắc phục những hạn chế, thiếu sót, chắc chắn rằng mùa thiên tai năm tới hay những mùa thiên tai những năm tiếp theo, chúng ta sẽ từng bước giảm đến mức thấp nhất thiệt hại, để người dân vùng bị ảnh hưởng yên tâm ổn định đời sống, phát triển sản xuất.
Những hiện tượng bất thường của thời tiết năm 2013
* Mưa đá kéo dài 20 phút xảy ra vào cuối tháng 3-2013 làm 16 người phải đi cấp cứu do đá rơi trúng; vỡ mái hàng nghìn nhà ở Lào Cai.
* Bão Hai Yan có cường độ có thể so sánh với bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ, khi đổ bộ vào Phi-li-pin với cường độ trên cấp 17 (vượt quá khung bảng tính cường độ gió trên khu vực biển Thái Bình Dương).
* Tuyết rơi phủ dày, có nơi lên đến 30-50 cm ở Sa Pa (Lào Cai), Mèo Vạc, Ðồng Văn (Hà Giang) vào giữa tháng 12-2013.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Lũ dâng cao, đường phố Cao Bằng mênh mông biển nước
- Viện Vật lý địa cầu: Động đất ở Kon Tum do hồ chứa thủy điện
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).