Minh Hóa: 40 ngày lũ vây người Rục
(08:53:10 AM 25/10/2011)
Đường vào Thượng Hóa bị xé toạc nhiều đoạn do lũ lớn quần thảo suốt nhiều ngày. Trưởng bản Ón, Trần Xuân Tư nói: “Năm nay lũ to hơn lũ năm ngoái nhiều. Lại ngập đến 40 ngày rồi, dân khổ lắm”. Người Rục ở Ón, Mò O Ồ Ồ hay Yên Hợp sống giữa bốn bề núi đá vôi dựng đứng, con đường ra với “thế giới” bên ngoài qua Hung Trâu bị ngập đến ba cây số, có nơi nước sâu hơn 6m, phải đi thuyền mới vượt được đoạn lũ dữ này. Với người Rục, lũ lên, được xã trang bị thuyền nhựa, nhưng không thấy mái chèo. Người Rục muốn đi phải tự chèo, hoặc nhờ bộ đội biên phòng, xã không cử đội trực canh lũ lụt.
Trước lũ, người Rục được huyện trợ cấp mỗi nhân khẩu gần 6kg gạo, nhưng với họ, cái đói luôn ám ảnh quanh năm, chừng đó gạo ăn hết trong chưa đầy 5 ngày. Lũ quần cả 40 ngày dài dằng dặc, họ phải cầm hơi với sắn mót từ rẫy. Chúng tôi vào bản người Rục lúc họ đang dọn bữa trưa. Nhà chị Cao Thị Thanh được coi đỡ nhất cũng chỉ có ít sắn bồi độn chút ngô. Thức ăn không có gì ngoài chén muối đâm ớt, cùng mớ rau hái trên núi. Hỏi chị Thanh thèm gì nhất, chị nói: “Thèm cơm trắng thôi”.
Đi bản nào cũng gặp nhà hết gạo. Qua nhà ông Xàng, thương ứa nước mắt. Nhà neo đơn, ông Xàng chẳng sắm được giường, ngồi thu lu bên bếp lửa nhỏ cùng đống chăn bẩn, bữa trưa của người đàn ông này là mớ chuối non cùng bột sắn được dân bản cho. Nhà không chén đũa, ông dọn thức ăn vào cái nắp nồi rồi dùng tay bốc từng miếng, rệu rạo nhai. Trần Liệu thấy Cao Xàng ăn không có muối, liền chạy về nhà lấy một chút muối cho ông.
Một số nhà còn hai bữa gạo phải tằn tiện nấu cháo cho trẻ nhỏ ăn, còn bố mẹ phải bốc sắn dùng qua bữa trường kỳ với lũ. Trước thông tin người Rục hết gạo, Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa, ông Đinh Quý Nhân cho biết, ngay trong ngày 24/10 huyện chuyển gấp 4 tấn gạo cứu đói cho đồng bào Rục. Ngoài ra huyện cũng đã chi viện thêm 100 lít dầu hỏa cho người dân thắp sáng.
Trước đó, trong vô vàn khó khăn của đồng bào Rục, những người lính biên phòng Đồn 585 đóng quân ở Rục Làn đã đỡ đần họ giữa tâm lũ. Bộ đội biên phòng chia một phần gạo cho dân.
Ngầm Kiểm Lâm nước chảy xiết, một tổ công tác 5 chiến sĩ luôn túc trực 12 giờ mỗi ngày để giúp dân vượt ngầm. Họ dựng nhà bạt giữa trảng cỏ bên dòng sông chảy xiết giúp dân qua lại. Ngày 20-10, 9 học sinh cấp 2 Thượng Hóa ở xóm Mụ Ký vượt sông đi học, ra giữa dòng, phao cứu sinh không khớp với dây kéo, tưởng như bị trôi. May mắn, binh nhất Ngô Tiến Dũng lao mình giữa dòng nước, dùng tay nối lại vòng sắt vào dây buộc, kéo phao cứu sinh vào, cứu được 9 học sinh suýt bị nước cuốn trôi.
Cũng binh nhất Dũng thêm lần nữa lao mình xuống sông chảy xiết để kéo phao cứu 6 người dân thôn Tiến Hóa đi mua gạo, không may phao rời đường dây kéo bằng sắt phi sáu nối hai đầu bờ sông Thượng Hóa. Dũng vẫn bám lũ kéo phao đưa dân về mỗi ngày an toàn trong lũ.
Bộ đội biên phòng cũng trong đêm đưa chị Đinh Thị Thành ở bản Ón trở dạ ra Bệnh viện Đa khoa huyện Minh Hóa sinh nở mẹ tròn con vuông. Những người lính vùng biên cũng vượt lũ lớn chuyển kịp thời bệnh nhi Trần Thị Thùy Dương (9 tuổi) bị viêm phổi cấp đến chữa bệnh tại Bệnh viện Việt Nam - Cuba. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Lũ dâng cao, đường phố Cao Bằng mênh mông biển nước
- Viện Vật lý địa cầu: Động đất ở Kon Tum do hồ chứa thủy điện
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).