»

Chủ nhật, 19/01/2025, 17:14:58 PM (GMT+7)

Lũ lụt tại ĐBSCL: Hàng chục ngàn dân thiếu ăn, thiếu ở ! Tin ảnh

(14:37:51 PM 08/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCLB-TKCN 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, đến nay đã có 28.377 hộ có nhà bị ngập (An Giang chiếm 16.907 căn).

Do chưa thể tìm được chỗ ở ổn định trong thời gian cấp bách, nên nhiều hộ phải kê kích nhà cửa hoặc chạy lũ theo cách dựng lều tạm ven trục lộ giao thông, đưa gia súc, gia cầm theo cùng, hoặc tận dụng sân trường học, các gò đất cao để ở. Nhiều gia đình 4 - 5 nhân khẩu phải sống chen chúc, ngột ngạt trong không gian từ 8-10m2 vừa chứa đồ đạc, vừa tổ chức ăn, ở, nấu nướng, điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về môi sinh, môi trường.
 
Tuy nhiên, đáng lo nhất là hầu hết người dân có nhà bị ngập đều thiếu phương tiện khai thác lợi thế mùa lũ, nhất là đánh bắt thủy sản để mưu sinh, như: Xuồng, câu, lưới... Chỉ tính riêng tỉnh An Giang, con số này lên đến gần 1.000 hộ. Điều này cộng với thiệt hại chăn nuôi, sản xuất do vỡ đê bao và sạt lở đất đã đẩy số hộ cần cứu trợ tăng lên từng ngày. Ở An Giang, thống kê ngày 5.10, số hộ cần hỗ trợ lương thực chỉ là 1.981 hộ (An Phú 1.609 hộ, Chợ Mới 372 hộ), nhưng đến ngày 6.10 đã tăng lên 2.357 hộ (An Phú 1.609 hộ, Chợ Mới 390 hộ, Tri Tôn 358 hộ). Còn tại Đồng Tháp, tuy chưa có số liệu chính thức trên phạm vi toàn tỉnh, chỉ tính riêng huyện Tân Hồng đã có gần 1.500 hộ cần cứu trợ lương thực.
 
Theo dự báo, nhiều khả năng lũ ĐBSCL sẽ duy trì ở mức cao đến cuối tháng 10, đồng nghĩa với người nghèo nơi đây sẽ tiếp tục có thêm nhiều khó khăn về đời sống, thu nhập. Đã đến lúc chung tay chia sẻ với những cảnh đời lam lũ trên vùng ngập lũ ĐBSCL.  
 
Một[-]căn[-]nhà[-]ở[-]huyện[-]đầu[-]nguồn[-]Tân[-]Hồng[-](Đồng[-]Tháp)[-]bị[-]ngập[-]đến[-]“cánh[-]én”.
Một căn nhà ở huyện đầu nguồn Tân Hồng (Đồng Tháp) bị ngập đến “cánh én”.
Nhà[-]ngập,[-]không[-]còn[-]chỗ[-]chơi,[-]trẻ[-]em[-]vùng[-]đầu[-]nguồn[-]lũ[-]phải[-]vui[-]đùa[-]ngay[-]trên[-]cột[-]kèo[-]của[-]ngôi[-]nhà.[-][-][-][-][-]Ảnh:[-]Lục[-]Tùng
Nhà ngập, không còn chỗ chơi, trẻ em vùng đầu nguồn lũ phải vui đùa ngay trên cột kèo của ngôi nhà. Ảnh: Lục Tùng
Nhiều[-]hộ[-]không[-]thể[-]kê[-]kích[-]nên[-]phải[-]bỏ[-]nhà[-]chạy[-]lũ[-]lên[-]sống[-]tạm[-]ven[-]lộ[-]giao[-]thông.
Nhiều hộ không thể kê kích nên phải bỏ nhà chạy lũ lên sống tạm ven lộ giao thông.
Nơi[-]trú[-]ngụ[-]của[-]5[-]thành[-]viên[-]gia[-]đình[-]chị[-]Dương[-]Thị[-]Tuyết[-]-[-]ấp[-]Tân[-]Tạo,[-]xã[-]Bình[-]Phú[-](Tân[-]Hồng,[-]Đồng[-]Tháp).[-][-][-][-][-]Ảnh:[-]L.T
Nơi trú ngụ của 5 thành viên gia đình chị Dương Thị Tuyết - ấp Tân Tạo, xã Bình Phú (Tân Hồng, Đồng Tháp). Ảnh: L.T

 

 

ĐBSCL: 18 người chết do lũ, trên 50.670 căn nhà bị ngập. Theo Ban Chỉ huy PCLBTƯ, tính đến 7.10, vùng ĐBSCL đã có 18 người chết do lũ cùng nhiều thiệt hại vật chất: 50.672 căn nhà bị ngập, 6.553ha lúa bị mất trắng, 3.169ha hoa màu và 1.221ha nuôi trồng thủy sản bị ngập, 646km bờ bao và 775km đường giao thông bị sạt lở. Uỷ ban MTTQ đã quyết định chuyển số tiền cứu trợ từ Quỹ Cứu trợ T.Ư cho 8 địa phương vùng ĐBSCL: An Giang (1 tỉ đồng), Đồng Tháp (700 triệu đồng), Kiên Giang (500 triệu đồng), Tiền Giang, Cần Thơ và Hậu Giang (300 triệu đồng/tỉnh), Vĩnh Long và Long An (200 triệu đồng/tỉnh).         L.N.G
 
Nước lũ đầu nguồn sông Cửu Long đang lên. Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Đồng Tháp, tại các huyện đầu nguồn sông Cửu Long, mực nước lúc 7h ngày 7.10 cao hơn từ 1-3cm so với ngày hôm trước. Tương tự, tại vùng Đồng Tháp Mười, nước tiếp tục lên từ 1- 4cm; khu vực các huyện, thị xã, thành phố phía nam lên từ 5-6cm. Dự báo, trong 5 ngày tới, do kết hợp giữa lũ thượng nguồn và triều cường, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long lên chậm. Đến 11.10, mực nước trên sông Tiền tại Tân Châu ở mức 4,80m (trên báo động III là 0,30m). Thời gian duy trì mực nước trên báo động III kéo dài đến nửa cuối tháng 10. Mực nước vùng Đồng Tháp Mười tiếp tục lên từ 2-4cm/ngày; mực nước khu vực phía nam lên nhanh theo triều cường và lũ.     L.T - L.N.G
 
Đề nghị nâng mức hỗ trợ khôi phục sản xuất lúa là 6 triệu đồng/ha. TS Dương Nghĩa Quốc - GĐ Sở NNPTNT kiêm Phó Trưởng ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Đồng Tháp - đã  có văn bản đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ khôi phục sản xuất lúa lên mức 6 triệu đồng/ha - tương đương 35% chi phí thực tế nông dân đầu tư cho 1ha lúa đã bị mất trắng (thay vì chỉ là 1 triệu đồng/ha theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31.12.2009). Cũng trong văn bản này, ông Quốc còn kiến nghị Chính phủ xem xét khoanh nợ vay ngân hàng đối với hộ bị thiệt hại 100% số diện tích sản xuất nông nghiệp, thủy sản.    T.B 
 
Đồng Tháp: Lũ gây thiệt hại tài sản trên 760 tỉ đồng. Ngày 7.10, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy PCLB Lê Văn Hùng cho biết, lũ đã gây thiệt hại 760,132 tỉ đồng, gồm: Nhà dân bị ngập, hư hại: 22,335 tỉ đồng; sản xuất nông - lâm - thủy sản: 215,007 tỉ đồng; công trình giao thông: 328,438 tỉ đồng; công trình thủy lợi: 54,981 tỉ đồng; sạt lở bờ sông: 66,272 tỉ đồng... Ngoài ra, từ đầu tháng 9 đến nay, nạn sạt lở tiếp tục tấn công các địa phương nằm ven sông Tiền là Hồng Ngự, Thanh Bình, Châu Thành và TP.Cao Lãnh. Tổng chiều dài sạt lở lên đến 7.620m, diện tích sạt lở 129.538m2.     L.T
 
Cần Thơ: Hỗ trợ thêm 15 tỉ đồng bảo vệ lúa. Tin từ Sở NNPTNT ngày 7.10, trung ương vừa bổ sung cho TP 15 tỉ đồng để bảo vệ lúa thu đông, nâng tổng số lên 24 tỉ đồng. Tính đến cuối tháng 9, TP đã có hơn 2.000ha lúa bị thiệt hại do lũ, trong đó 1.131,2ha giảm năng suất từ 30-70% và 468ha giảm năng suất hơn 70%.  Trần Lưu
 
Hậu Giang: Trên 570ha mía bị ngập nước. Theo UBND xã Hòa An (huyện Phụng Hiệp), ngày 7.10, hiện vùng mía nguyên liệu của xã đã có trên 570/tổng số 645ha bị ngập từ 10 - 15cm, gây ảnh hưởng tới năng suất (có nông dân đã thu hoạch năng suất giảm 3 - 4 tấn/công). Ngay thời điểm này, mía lại bị sâu đục thân gây hại với trên 120ha bị thiệt hại từ 30 - 40%.     L.N.G
 
Đồng Tháp: Bến chợ cá Sa Đéc ngập từ 0,3 - 0,8m. Mấy ngày qua, khu bến chợ cá thị xã Sa Đéc, đường Nguyễn Huệ (đoạn đến chợ cá) bị ngập diện rộng từ 0,3 – 0,8m vào sáng sớm và chiều tối. Xe chở hàng lên xuống hàng hóa và các hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn.     L.N.G
 
Tiền Giang: Sẵn sàng đối mặt với lũ. Ngày 7.10, ông Trần Hoàng Bá - Phó GĐ Sở NNPTNT - cho biết, hiện tỉnh đã đắp xong 7 đập thép chống lũ và triều cường, bảo vệ vườn cây ăn trái; xử lý xong 26 điểm sạt lở và đang thi công 23 điểm mới; các huyện đầu nguồn đã tiến hành gia cố, đắp đập, nạo vét kênh, nâng cấp đê bao, chuẩn bị phương tiện bơm tát chống úng, sẵn sàng đối mặt với lũ.      Q.Anh
 
                                
Theo Lao động

 
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lũ lụt tại ĐBSCL: Hàng chục ngàn dân thiếu ăn, thiếu ở !

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.

Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI