Lại bất an vì động đất
(08:29:54 AM 16/01/2014)Chiều 14-1, ông Huỳnh Ngọc Thiệu - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam - cho biết lúc 10 giờ 19 phút ngày 12-1, trên địa bàn huyện đã xảy ra một trận động đất. Trận động đất này không gây thiệt hại về người và tài sản nhưng tiếp tục làm người dân hoang mang vì trước đó vài tháng đã liên tục xảy ra nhiều vụ động đất với cường độ từ 2-4,7 độ Richter.
Rung lắc và nổ
Theo Viện Vật lý địa cầu, trận động đất trên có độ lớn 2,6 độ Richter, xảy ra tại tọa độ 15,244 độ vĩ Bắc, 108,093 độ kinh Đông) độ sâu chấn tiêu khoảng 5,5 km, xảy ra tại khu vực Sông Tranh 2. Theo đánh giá của viện, động đất gây nên rung động trên cấp III (MSK 64) tại khu vực tâm chấn. Đây là trận động đất yếu và không có khả năng gây thiệt hại.
Trong 3 ngày qua, tại tỉnh Quảng Nam có mưa lớn. Theo kinh nghiệm của người dân sống ở gần thủy điện Sông Tranh 2, động đất ở khu vực này thường xảy ra sau một thời gian trời nắng rồi có mưa. Ông Huỳnh Ngọc Thiệu cho biết đây là trận động đất đầu tiên kể từ khi thủy điện Sông Tranh 2 được Chính phủ cho phép tích nước hồi tháng 11-2013.
Người dân sống dưới chân đập thủy điện Sông Tranh 2 lo sợ khi động đất tiếp tục xảy ra. Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Trong khi đó, ngày 13-1, nhiều người dân ở xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My cho biết họ nghe nhiều tiếng nổ trong lòng đất, đất bị rung lắc nhẹ khoảng vài giây giống như một trận động đất. “Nhà tôi nằm cách đập thủy điện Sông Tranh 2 khoảng 20 km nhưng cảm nhận rất rõ sự rung chuyển kèm theo tiếng nổ. Chúng tôi hết sức lo ngại vì thủy điện Sông Tranh 2 sau một thời gian yên ổn nay lại xảy ra động đất, nhất là hiện tại thủy điện được phép tích nước. Nhà cửa chúng tôi làm tạm bợ, nếu xảy ra sự cố vỡ đập thì...” - ông Nguyễn Văn Hội, một người dân nơi đây, âu lo.
Khuyên dân đừng lo!
Ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, cho biết trận động đất vừa xảy ra tuy có cường độ không lớn nhưng luôn ám ảnh người dân. “Chúng tôi trấn an người dân sớm ổn định tinh thần để tập trung sản xuất” - ông Lợi nói.
Trước sự việc này, ông Nguyễn Văn Lân, Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Sông Tranh, khẳng định chỉ có một trận động đất mạnh 2,6 độ Richter xảy ra vào ngày 12-1. “Tôi chưa nghe thông tin có động đất trong ngày 13-1. Cả hệ thống quan trắc và Viện Vật lý địa cầu cũng chỉ ghi nhận được 1 trận động đất” - ông Lân nói.
Còn ông Vũ Đức Toàn, Giám đốc Ban Quản lý dự án thủy điện 3 (đại diện chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2), cho biết vào cuối năm 2013, Chính phủ cho phép thủy điện Sông Tranh 2 tích nước trong chừng mực, đến cao trình 166 m, dưới 4 m so với cao trình tích nước đầy (170 m) và tiếp tục theo dõi tình hình động đất để có phương án xử lý phù hợp. Do vậy, Công ty Thủy điện Sông Tranh đã đóng toàn bộ van của 6 cửa xả tràn để tích nước và huy động máy phát giữ mực nước hồ chứa ở mức cao trình 166 m.
Theo TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, viện đã xây dựng xong và đưa vào hoạt động 10 trạm quan trắc động đất xung quanh thủy điện Sông Tranh 2. Hiện 9/10 trạm có đường truyền internet và truyền dữ liệu về viện tại Hà Nội. Viện luôn cập nhật số liệu đo được liên tục 24/24 giờ từ các trạm. Khi tích nước trở lại, tình hình động đất tại thủy điện Sông Tranh 2 diễn ra đúng như quy luật của động đất kích thích, tần suất và cường độ giảm rất nhiều so với trước. Người dân cần bình tĩnh, không nên quá lo lắng.
Hỗ trợ người dân “hậu” thủy điện
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa ký công văn cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục hỗ trợ thêm 24 tháng lương thực cho người dân tái định cư tại thủy điện Sông Tranh 2 với mức 10 kg/khẩu/tháng. Ông Huỳnh Ngọc Thiệu cho biết EVN cũng đã thống nhất cấp kinh phí hơn 8,3 tỉ đồng để khắc phục và đầu tư bổ sung một số hạng mục công trình bức thiết tại các điểm tái định cư của thủy điện này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Lũ dâng cao, đường phố Cao Bằng mênh mông biển nước
- Viện Vật lý địa cầu: Động đất ở Kon Tum do hồ chứa thủy điện
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).