Ô nhiễm Á Châu có thể làm gia tăng ấm nóng Mỹ và Âu Châu
(00:19:35 AM 18/06/2011)
Ô nhiễm từ các nhà máy điện Á Châu, khi nấu nướng và gia nhiệt, có thể tạo nên các điểm nóng cục bộ ở miền trung nước Mỹ và nam Âu Châu vào giữa thế kỷ này, các nhà khoa học khí hậu Mỹ thông báo hôm Thứ Năm, mùng 5/9.
Không giống carbon dioxide, khí nhà kính có tuổi thọ lâu, ô nhiễm khí và hạt nêu trong báo cáo này có thể tồn tại trong không khí vài ngày hoặc vài tuần nhưng hiệu ứng hâm nóng khí hậu một nửa địa cầu có thể kéo dài hàng thập kỷ, các khoa học gia nói.
“Chúng tôi phát hiện ra rằng các chất gây ô nhiễm tuổi thọ ngắn này sẽ gây tác động đến khí hậu trái đất suốt thế kỷ 21 mạnh hơn so với suy nghĩ trước đây”, Hiram “Chịp” Levy, Bộ Quyển khí&Đại dương Quốc gia Mỹ, nói.
“Tính đến năm 2050, hai phần ba mô hình khí hậu mà chúng tôi sử dụng cho thấy các thay đổi trong các loại chất gây ô nhiễm tuổi thọ ngắn sẽ đóng góp 20 phần trăm ấm nóng toàn cầu được dự đoán”.
Đến năm 2100, số đó tăng đến 25 phần trăm, Levy nói trong một cuộc trả lời qua điện thoại.
Ô nhiễm tuổi thọ ngắn, gây ra ấm nóng lâu dài, đến từ mồ hóng, còn được biết là các hạt carbon đen, sản phẩm của các đám cháy và các hạt sulfate, phát thải bởi các nhà máy điện.
Các hạt mồ hóng màu đen và hấp thụ nhiệt còn các hạt sulfate màu sáng và phản xạ nhiệt và, thực tế, làm môi trường lạnh đi.
Những mùa hè nóng hơn và khô hơn
Ô nhiễm mồ hóng và sulfate ở Á Châu có vẻ sẽ tạo nên các mùa hè nóng hơn và khô hơn ở miền trung tây Hoa Kỳ và vùng Địa Trung Hải của miền nam Âu Châu, Levy nói và bổ sung rằng hiệu ứng hâm nóng và làm khô dường như không tác động đến Á Châu.
Nguyên nhân dẫn đến xu hướng ấm nóng liên quan đến ô nhiễm như dự đoán là ở chỗ ô nhiễm sulfate, vốn có quan hệ với các vấn đề hô hấp, được cho rằng sẽ giảm đáng kể trong khi ô nhiễm mồ hóng lại được dự đoán sẽ tiếp tục tăng ở Á Châu.
Ozone ở tầng không khí sát mặt đất phát thải bởi các phương tiên giao thông Hoa Kỳ cũng là một nhân tố, các nhà khoa học nói.
Các chất gây ô nhiễm này lâu nay được xử lý và xem xét như là các mối đe dọa đối với ô nhiễm không khí nhưng giờ đây cần được xem có thể gây tác động đến biến đổi khí hậu, Drew Shimdell, một chuyên gia khí hậu tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), nói.
Carbon dioxide, làm gia tăng ấm nóng toàn cầu và được phát thải từ các nguồn do con người cũng như tự nhiên, vẫn tiếp tục bao trùm bức tranh biến đổi khí hậu trong thế kỷ tới nhưng, do các xã hội hiện đại đang được xây dựng để phát thải nhiều chất ô nhiễm thuộc loại này, sự thay đổi có xu hướng bị chậm lại, Shindell nói.
Hướng sự chú ý đến các chất gây ô nhiễm không khí này giờ đây trở thành đề tài nóng hổi vì vai trò của chúng không chỉ liên quan đến chất lượng không khí được con người hít thở mà còn liên quan đến cả ấm nóng toàn cầu, ông nói.
“Các chất gây ô nhiễm tuổi thọ ngắn không thể làm lu mờ vai trò của CO2 (carbon dioxide), chất xét về lâu dài vẫn là tác nhân chính gây ấm nóng toàn cầu và phải được tập trung đối phó, nhưng chúng có thể gây nên các tác động rất lớn”, Shindell nói.
Báo cáo đầy đủ có trên trang chủ http://www.climatescience.gov/ và được công bố bởi Chương trình Khoa học Biến đổi Khí hậu Hoa Kỳ.
(Biên tập bởi Eric Walsh)
Nguồn từ Cộng đồng Thị trường Carbon Liên Hoạt động Reuters – một mạng lưới trực tuyến cổng miễn phí cho các chuyên gia về chính sách khí hậu và thị trường carbon
Để xem bản gốc tiếng Anh, vào: http://www.vfej.vn/newsdetail.aspx?cate1=33&cate2=154&msgId=8225&lang=1
Mai Nương (theo ENN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).